Bài viết tóm tắt một số thông tin cơ bản về thuế thu nhập hoãn lại để người đọc có thể hiểu một cách đơn giản nhất về khoản mục này. Thực tế theo VAS 17, thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại được tiếp cận từ “Bảng cân đối kế toán”. Tuy nhiên, để dễ hình dung, bài viết tóm tắt cách tiếp cận từ “Báo cáo kết quả kinh doanh”.
Bài viết tóm tắt một số thông tin cơ bản về thuế thu nhập hoãn lại để người đọc có thể hiểu một cách đơn giản nhất về khoản mục này. Thực tế theo VAS 17, thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại được tiếp cận từ “Bảng cân đối kế toán”. Tuy nhiên, để dễ hình dung, bài viết tóm tắt cách tiếp cận từ “Báo cáo kết quả kinh doanh”.
Trường hợp theo quy định tại hợp đồng, doanh thu nhận được chưa bao gồm thuế các loại thuế ở Việt Nam. Lúc này, kế toán phải tính ngược lại, tính thuế TNDN trước rồi mới tính thuế TNCN
Doanh thu tính thuế TNDN = Doanh thu chưa bao gồm thuế TNDN / (1 – tỷ lệ % )
=> Nhìn vào bảng công thức màu cam thì Doanh thu chưa bao gồm thuế TNDN chính là số tiền mà nhà thầu sẽ nhận được cuối cùng = 100 tỷ.
Doanh thu tính thuế GTGT (2) = Doanh thu chưa bao gồm thuế GTGT / (1 – tỷ lệ %)
Nợ TK 1331 có TK 3338: 5.54 tỷ đồng
Nợ TK 241 có TK 3338: 5.26 tỷ đồng (bản chất vẫn là chi phí thiết kế)
(!!)CẨN TRỌNG: Để được ghi nhận là chi phí được trừ thì hợp đồng phải nêu rõ giá trị chưa bao gồm thuế, phí và bên VN có trách nhiệm phải nộp các khoản thuế phát sinh.
Vì bản chất thuế nhà thầu chính là sắc thuế GTGT và TNDN nên cũng có 2 cách tính bao gồm: phương pháp kê khai (doanh thu- chi phí) và phương pháp trực tiếp.
Phương pháp kê khai: áp dụng cho các tổ chức đăng ký với CQT áp dụng chế độ kế toán tại Việt Nam => áp dụng tương tự luật thuế GTGT và TNDN
Phương pháp trực tiếp: là đối tượng không đăng ký áp dụng chế độ kế toán tại Việt Nam ( họ chỉ phát sinh từng giao dịch bán hàng và cung cấp dịch vụ tại VN) -> áp dụng theo cách tính trên tỷ lệ % tại Thông tư 103/2014.
Phương pháp hỗn hợp: nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, nộp thuế TNDN theo tỷ lệ %.
Thuế TNCN: Áp dụng theo Luật thuế TNCN (ví dụ chuyển nhượng vốn góp…)
Nếu giao dịch đó phát sinh thuế GTGT thì theo cách tính tại Thông tư 103/2014.
Thông tư 103/2013/TT-BTC về thuế nhà thầu
Thuế là thầu (FCT) hiểu 1 cách đơn giản là: một nhóm quy định về cách tính thuế để Cơ quan thuế Việt Nam có thể thu thuế từ tổ chức/ cá nhân ko thành lập theo luật Việt Nam, do họ có thu nhập phát sinh tại (từ) Việt Nam. Theo đó
Bước đầu tiên, chúng ta cần xác định giao dịch phát sinh mua HHDV của nhà thầu nước ngoài có phải là giao dịch chịu thuế nhà thầu hay không?
Bạn đọc tìm hiểu thêm ở bài viết dưới đây, chúng tôi đã làm rõ các trường hợp nào chịu thuế nhà thầu, trường hợp nào không phải chịu thuế nhà thầu và các trường hợp thường gặp để chúng ta có thể nhận diện nhanh chóng.
Cách tính thuế nhà thầu theo Gross áp dụng khi hợp đồng quy định: giá trị hợp đồng đã bao gồm toàn bộ các loại thuế phát sinh tại Việt Nam.
=> Như vậy khi đó, giá trị hợp đồng = DOANH THU TÍNH THUẾ GTGT.
(*) Tỷ lệ phần trăm thuế GTGT nhà thầu là:
(**) Tỷ lệ phần trăm thuế TNDN nhà thầu là:
TẢI VỀ MẪU BẢNG TÍNH THUẾ NHÀ THẦU VÀ HƯỚNG DẪN KÊ KHAI MẪU.
Thông tư 103/2014/TT-BTC về nghĩa vụ thuế của tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam
Công văn số 724/TCT-CS ngày 02/03/2018 của Tổng cục Thuế về thuế nhà thầu nước ngoài
Phần 1: Khái quát về thuế thu nhập hoãn lại
1/ Chênh lệch giữa kế toán và thuế
Doanh thu và chi phí của kế toán được xác định dựa trên các qui định của chế độ kế toán và các chuẩm mực kế toán hiện hành.
Doanh thu và chi phí của thuế được xác định dựa trên các qui định của luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
Do được tính từ những cách khác nhau như trên nên doanh thu và chi phí của kế toán và thuế có sự khác nhau hay có sự chênh lệch. Do đó lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế có sự chênh lệch.
Sự khác biệt hay sự chênh lệch giữa kế toán và thuế được chia làm hai loại là chênh lệch vĩnh viễn và chênh lệch tạm thời.
* Khái niệm: Chênh lệch vĩnh viễn là do các khoản doanh thu hay chi phí được kế toán ghi nhận nhưng bị loại trừ khi xác định doanh thu hay chi phí tính thuế. Chênh lệch vĩnh viễn làm thu nhập chịu thuế trong kỳ tăng lên hay cũng có thể làm thu nhập chịu thuế trong kỳ giảm đi.
- Chênh lệch vĩnh viễn làm thu nhập chịu thuế trong kỳ tăng lên như : các chi phí không được trừ.
Các chi phí không hợp lý như tiền phạt, bồi thường, chi phí quảng cáo vượt mức, chi phí không có chứng từ hóa đơn hợp pháp không được pháp luật về thuế cho phép khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
- Chênh lệch vĩnh viễn làm thu nhập chịu thuế trong kỳ giảm đi như: các khoản thu nhập không phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
Thu nhập từ cổ tức được chia là khoản thu nhập không chịu thuế và được loại trừ toàn bộ ra khỏi thu nhập chịu thuế khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.
- Chênh lệch vĩnh viễn không tạo ra các khoản có thể bị đánh thuế hoặc khấu trừ trong tương lai. Chênh lệch vĩnh viễn phát sinh năm nào sẽ điều chỉnh để tính thu nhập chịu thuế cho năm đó.
* Chênh lệch tạm thời là khoản chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của tài sản hoặc nợ phải trả trong Bảng Cân đối kế toán và cơ sở tính thuế của tài sản hoặc nợ phải trả đó.
Chênh lệch tạm thờiphát sinh là do các khoản doanh thu hay chi phí được kế toán ghi nhận nhưng bị loại trừ khi xác định doanh thu hay chi phí tính thuế của kỳ tính thuế nhưng phải chịu thuế (hoặc được khấu trừ) trong các năm sau.
Chênh lệch tạm thời gồm 2 loại:
- Chênh lệch tạm thời được khấu trừ và
- Chênh lệch tạm thời chịu thuế.
4/ Chênh lệch tạm thời được khấu trừ
* Khái niệm: Chênh lệch tạm thời được khấu trừ là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh các khoản được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế trong tương lai khi giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản được thu hồi hoặc nợ phải trả được thanh toán.
Chưa có DT đã phải nộp thuế -> ứng trước để nộp thuế -> TS thuế TNDNHL -> nộp trước
* Ví dụ: Xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ.
Một doanh nghiệp ghi nhận một khoản nợ phải trả về bảo hành sản phẩm có giá trị là 100. Nhưng cho mục đích tính thuế thu nhập, chi phí bảo hành sản phẩm này chỉ được khấu trừ doanh nghiệp phát sinh chi phí bảo hành sản phẩm. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 22%.
Yêu cầu xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại
Cơ sở tính thuế của khoản nợ phải trả này là 0 (giá trị ghi số 100, trừ đi phần giá trị của khoản nợ phải trả 100 sẽ được khấu trừ cho mục đích tính thuế trong tương lai).
Chênh lệch giữa giá trị ghi sổ, doanh nghiệp sẽ được giảm lợi nhuận tính thuế trong tương lai với giá trị 100 và do đó thuế thu nhập giảm 22 (22%x100).
Vì vậy doanh nghiệp ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại là 22, với điều kiện doanh nghiệp chắc chắn sẽ có đủ lợi nhuận tính thuế thu nhập trong tương lai để có thể hưởng lợi từ việc giảm thuế thu nhập trong tương lai.
5/ Chênh lệch tạm thời chịu thuế
* Khái niệm: Chênh lệch tạm thời chịu thuế là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh khoản thuế thu nhập phải trả khi xác định thu nhập chịu thuế trong tương lai khi giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản được thu hồi hoặc nợ phải trả được thanh toán.
Chênh lệch tạm thời phải chịu thuế là do những khoản là doanh thu và thu nhập trên sổ kế toán năm nay nhưng tương lai mới tính vào thu nhập chịu thuế.
Có DT nhưng chưa phải nộp thuế -> phải nộp trong tương lai -> nộp sau
* Ví dụ:Xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ chênh lệch tạm thời chịu thuế.
Một tài sản cố định có nguyên giá là 150, giá trị còn lại là 100. Khấu hao lũy kế cho mục đích tính thuế thu nhập là 90 và thuế suất thuế TNDN là 22%.Cơ sở tính thuế thu nhập của tài sản là 60 (nguyên giá 150 trừ khấu hao lũy kế cho mục đích tính thuế 90).
Để thu hồi giá trị ghi số 100 này, doanh nghiệp phải có thu nhập chịu thuế là 100, nhưng chỉ có thể có khấu hao cho mục đích tính thuế là 60.
Chênh lệch giữa giá trị ghi số 100 và cơ sở tính thuế 60 là khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế 40.
Doanh nghiệp sẽ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là 8,8 (40x22%) khi doanh nghiệp thu hồi giá trị ghi số của tài sản này.
Vì vậy doanh nghiệp ghi nhận một khoản nợ thuế thu nhập hoãn lại phải trả là 8,8 thể hiện phần thuế TNDN mà doanh nghiệp sẽ phải nộp khi doanh nghiệp thu hồi được giá trị ghi sổ của của tài sản.
Còn nữa – kỳ sau “ kế toán tài sản thuế thu nhập hoãn lại”