Tính Cán Cân Thương Mại Của Khu Vực Đông Nam Á Giai Đoạn 2005 Đến 2020

Tính Cán Cân Thương Mại Của Khu Vực Đông Nam Á Giai Đoạn 2005 Đến 2020

Admin: Tài trợ bởi: HLT.vn - Cung cấp cà phê và máy cà phê - 08/11/2024

Admin: Tài trợ bởi: HLT.vn - Cung cấp cà phê và máy cà phê - 08/11/2024

* Cách thức tính giá trị xuất khẩu (X)

Ta có công thức thức giá trị xuất khẩu X = F(Y)

Cách tính này sẽ được áp dụng trong bối cảnh nhu cầu xuất khẩu là độc lập không bị ảnh hưởng bởi sản lượng và thu nhập bình quân trong nước. Khi đó giá trị xuất khẩu sẽ phụ thuộc vào mức độ tiêu dùng của người nước ngoài, nó sẽ phản ánh lượng tiền mà nước ngoài dùng để mua sắm các sản phẩm trong nước.

Hàm xuất khẩu có dạng: X = Xo (chỉ để biết áp dụng -> ít áp dụng thực tế vào các bài viết thực tế (trừ tính vĩ mô)).

Ý nghĩa của đồ thị cán cân thương mại?

Dựa vào việc sử dụng đồ thị cán cân thương mại, chinh phủ có thể nằm được tình trạng cung cầu chung của thị trường cũng như bức trang kinh tế chung của Quốc Gia.

Nền kinh tế đang thặng dư, thâm hụt hay đang ở cân bằng?

Khi mức nhập khẩu và xuất khẩu không có sự thay đổi, trong trường hợp sản lượng của Quốc Gia có xu hướng tăng lên thì cán cân thương mại có xu hướng thâm hụt cao.

Trong quá trình điều hành nền kinh tế, chính phủ sẽ cố gắng (bằng mọi cách) để dịch chuyển đường xuất khẩu lên phía trên, như vậy nếu sản lượng có tăng lên cũng sẽ giảm bớt tình trạng thâm hụt thương mại.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn đọc có thêm kiến thức về cán cân thương mại (Balance of Trade). Nếu cần tư vấn thêm các kiến thức về Logistics nói chung hay các dịch vụ có liên quan, quý khách có thể liên hệ ngay với đội ngũ chuyên gia của ALS để nhận được hỗ trợ sớm nhất.

Tính chung cả năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 683 tỷ USD, giảm 6,6% so với năm trước, trong đó xuất khẩu giảm 4,4%; nhập khẩu giảm 8,9%. Do nhập khẩu giảm mạnh hơn so với xuất khẩu nên cán cân thương mại trong tháng 12 tiếp tục xuất siêu khoảng 2,28 tỷ USD, nâng tổng xuất siêu cả năm 2023 là 28 tỷ USD (năm trước xuất siêu 12,1 tỷ USD). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 21,74 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 49,74 tỷ USD. Xuất siêu góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, đồng thời hỗ trợ lớn cho cán cân thanh toán quốc tế.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 12/2023 ước đạt 32,91 tỷ USD, tăng 5,7% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 9,44 tỷ USD, tăng 9,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 23,47 tỷ USD, tăng 4,3%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 12 tăng 13,1%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 18,5%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) tăng 11,1%. Như vậy, trong 6 tháng cuối năm (từ tháng 7/2023 đến nay), xuất khẩu hàng hoá của nước ta đều đạt kim ngạch trên 30 tỷ USD/tháng, cao hơn mức bình quân 27,45 tỷ USD/tháng của 6 tháng đầu năm 2023, cho thấy những tín hiệu khởi sắc trong xuất khẩu và giúp rút ngắn đà suy giảm so với cùng kỳ năm ngoái.

Mặc dù hoạt động xuất khẩu đã có sự cải thiện tích cực trở lại trong những tháng gần đây do được hỗ trợ bởi các yếu tố như hoạt động xúc tiến xuất khẩu được đẩy mạnh, kinh tế toàn cầu tăng trưởng tốt hơn dự kiến, hàng tồn kho tại các thị trường tiêu thụ chính có xu hướng giảm. Tuy nhiên, đà phục hồi nhìn chung vẫn còn tương đối chậm và xu hướng này dự kiến sẽ còn tiếp tục trong thời gian tới bởi các nền kinh tế lớn trên thế giới vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc lấy lại đà tăng trưởng, trong khi tiêu dùng toàn cầu vẫn chưa cho thấy sự phục hồi rõ nét. Những khó khăn từ suy giảm kinh tế toàn cầu, cầu thế giới suy giảm, đặc biệt là từ những tháng đầu năm dẫn đến đơn hàng xuất khẩu giảm đã ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu chung của cả nước nên tính chung cả năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 355,5 tỷ USD, giảm 4,4% so với năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 95,55 tỷ USD, giảm 0,3%, chiếm 26,9% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 259,95 tỷ USD, giảm 5,8%, chiếm 73,1%.

Trong năm 2023 có 35 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 93,6% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 07 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 66%).

Trong năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến ước đạt 301,56 tỷ USD, giảm 5,5% so với cùng kỳ năm 2022. Nguyên nhân chủ yếu là do kim ngạch xuất khẩu của hầu hết mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong nhóm này đều giảm so với cùng kỳ năm trước, trong đó có đến 5 trong tổng số 7 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD thuộc nhóm hàng công nghiệp chế biến suy giảm so với cùng kỳ gồm: Điện thoại các loại và linh kiện ước đạt 53 tỷ USD, giảm 8,3%; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác ước đạt 43 tỷ USD, giảm 5,6%; hàng dệt may đạt ước đạt 33,22 tỷ USD, giảm 11,6%; giày dép các loại đạt 20,37 tỷ USD, giảm 14,7%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 13,4 tỷ USD, giảm 16,2%. Duy nhất có hai mặt hàng thuộc 07 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD có kim ngạch xuất khẩu tăng trong năm 2023 là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện cùng với phương tiện vận tải và phụ tùng, với mức tăng lần lượt là 3,3% và 14,6%, đạt lần lượt là 57,34 tỷ USD và 13,74 tỷ USD. Như vậy, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đã vượt điện thoại các loại và linh kiện, trở thành ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của nước ta, chiếm gần 16% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.

- Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản cả năm 2023 ước giảm 11,1% so với cùng kỳ năm 2022, ước đạt 4,4 tỷ USD. Hầu hết các mặt hàng trong nhóm này đều giảm mạnh, như: dầu thô giảm 16,7%, than đá giảm 35,8%, xăng dầu các loại giảm 1,5%.

- Xuất khẩu các sản phẩm của ngành nông nghiệp tiếp tục có những đóng góp ấn tượng, là điểm sáng trong hoạt động xuất khẩu cả nước, đặc biệt là các nhóm hàng nông sản như: gạo, rau quả, cà phê, hạt điều. Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông, lâm, thủy sản trong năm 2023 ước đạt 32,56 tỷ USD, tăng 5,7% so với năm 2022 và là nhóm hàng duy nhất ghi nhận tăng trưởng trong năm. Tỷ trọng của nhóm hàng này trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá tăng lên mức 9,1% so với mức 8,3% của năm 2022. Nổi bật trong nhóm này là mặt hàng hàng rau quả với kim ngạch xuất khẩu cả năm 2023 ước đạt 5,57 tỷ USD, tăng gần 66% so với năm 2022. Tiếp đến là mặt hàng gạo với kim ngạch xuất khẩu gạo ước đạt 4,8 tỷ USD, tăng 39,3% so với cùng kỳ năm 2022.

Về cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hóa

Nhìn chung các ngành hàng đều gặp khó khăn về thị trường xuất khẩu do tổng cầu trên thế giới giảm, nhất là đối với hàng hoá tiêu dùng không thiết yếu, do vậy kim ngạch xuất khẩu năm 2023 của nước ta sang hầu hết các thị trường chủ lực đều giảm. Tuy nhiên, nhờ những nỗ lực trong thực hiện đa dạng hóa thị trường, tích cực tranh thủ cơ hội từ sự phục hồi của các thị trường lớn, truyền thống của nước ta để đẩy mạnh xuất khẩu trong bối cảnh xuất khẩu sang các thị trường lớn đều sụt giảm nên mức độ suy giảm xuất khẩu nói chung và xuất khẩu tới tới các thị trường truyền thống có xu hướng thu hẹp dần và mức độ tác động đến xuất khẩu từng thị trường xuất khẩu có sự khác nhau. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sang các nước châu Phi, Đông Âu, Bắc Âu, Tây Á tăng (châu Phi tăng 6,4%; Một số nước Tây Âu, Đông Âu và Bắc Âu tăng 7,5%; Tây Á tăng 8,7%); đồng thời, mức suy giảm xuất khẩu tại một số thị trường chủ lực tiếp tục được thu hẹp (xuất khẩu sang thị trường Mỹ thu hẹp từ mức giảm 22,6% trong nửa đầu năm 2023 xuống mức giảm khoảng 11,6% trong cả năm 2023; thị trường EU thu hẹp từ mức giảm 10,1% trong nửa đầu năm 2023 xuống còn khoảng 5,9% trong cả năm 2023; thị trường Hàn Quốc thu hẹp từ mức 10,2% xuống còn khoảng 3,4%...).

Trong năm 2023, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 96,78 tỷ USD, giảm 11,6% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 27,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước; đồng thời, xuất siêu sang thị trường này ước đạt 83 tỷ USD giảm 12,6% so với năm trước. Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của nước ta với kim ngạch ước đạt 61,67 tỷ USD, tăng 6,4% (là điểm sáng trong xuất khẩu của cả nước trong bối cảnh xuất khẩu sang hầu hết các thị trường chủ lực đều giảm), chiếm 17,3% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước; đồng thời, nhập siêu từ Trung Quốc ước đạt 49,9 tỷ USD, giảm 17,6%.

Kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường lớn khác cũng giảm như: EU giảm 5,9%, ước đạt 44,05 tỷ USD và xuất siêu sang EU ước đạt 29,1 tỷ USD, giảm 7,6%; xuất khẩu sang ASEAN ước đạt 32,74 tỷ USD, giảm 4,1%; đồng thời, nhập siêu từ ASEAN 8,3 tỷ USD, giảm 37,2%; xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc ước đạt 23,49 tỷ USD, giảm 3,4%; đồng thời, nhập siêu từ Hàn Quốc 29,1 tỷ USD, giảm 23,3%; xuất khẩu sang Nhật Bản ước đạt 23,47 tỷ USD, giảm 3,2% và xuất siêu sang Nhật Bản ước đạt 1,6 tỷ USD, tăng 90,3%.

Ngược lại, xuất khẩu sang thị trường các nước Tây Á tăng 8,7%, ước đạt 7,86 tỷ USD và thị trường châu Phi tăng 6,7%..., cho thấy những nỗ lực của các doanh nghiệp trong việc đa dạng hóa thị trường, tập trung khai thác các thị trường mới, nhiều tiềm năng.

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 12/2023 ước đạt 30,63 tỷ USD, tăng 3,6% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 10,98 tỷ USD, tăng 4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 19,65 tỷ USD, tăng 3,3%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 12 tăng 12,3%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 7,6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 15,1%.

Dù đã tăng trở lại trong những tháng gần đây nhưng do những khó khăn về đơn hàng xuất khẩu trong những tháng đầu năm, nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất giảm nên tính chung cả năm 2023, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa cả nước ước đạt 327,5 tỷ USD, giảm 8,9% so với năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 117,29 tỷ USD, giảm 7,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 210,21 tỷ USD, giảm 9,8%.

Trong năm 2023 có 44 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 92,4% tổng kim ngạch nhập khẩu (có 04 mặt hàng nhập khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 46,8%).

- Về cơ cấu hàng hóa nhập khẩu: Trong tháng 12, nhập khẩu các mặt hàng cần nhập khẩu, là mặt hàng nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu tiếp tục tăng, đây cũng là nhóm hàng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa cả nước, ước đạt 27,48 tỷ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 89,7% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước, là tín hiệu cho thấy các hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu đang chuyển biến tích cực. Trong đó, nhập khẩu tăng mạnh ở một số mặt hàng như: máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, ước đạt 8,4 tỷ USD, tăng 45,6% so với cùng kỳ năm ngoái; chất dẻo nguyên liệu tăng 13%; hóa chất tăng 32%; nguyên phụ liệu dệt may, da giày tăng 33,6%; sơ xợi dệt các loại tăng 24%, dây điện và cáp điện tăng 19,5%... Tuy nhiên, do những khó khăn về thị trường xuất khẩu, sự sụt giảm trong đơn hàng từ đầu năm, cùng với việc giá nguyên liệu hạ nhiệt đã kéo theo nhập khẩu nguyên liệu đầu vào giảm tương ứng. Tính chung cả năm 2023, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng cần nhập khẩu để phục vụ sản xuất vẫn giảm 8,4% so với cùng kỳ năm 2022 (ước đạt 289,9 tỷ USD). Ngoại trừ máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 7,7% (ước đạt 88,2 tỷ USD), hầu hết các nhóm hàng chủ lực và là đầu vào quan trọng phục vụ sản xuất các ngành hàng xuất khẩu đều giảm ở mức hai con số, như: vải các loại giảm 11,1%; thép các loại giảm 11,6%, chất dẻo nguyên liệu giảm 21,2%; điện thoại các loại và linh kiện giảm tới 58,3%...

Kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng cần kiểm soát cũng giảm 18% trong năm 2023, ước đạt 18,4 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu hầu hết các mặt hàng trong nhóm này đều giảm so với cùng kỳ năm trước như: rau quả, bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc, phế liệu sắt thép, ô tô, đá quý, kim loại quý và sản phẩm…

- Về thị trường nhập khẩu hàng hóa trong năm 2023: Do những khó khăn trong sản xuất và xuất khẩu nên kim ngạch nhập khẩu hàng hóa, nhất là nguyên phụ liệu của Việt Nam từ hầu hết các thị trường đều giảm so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch cả năm ước đạt 111,55 tỷ USD, giảm 5,9% so với cùng kỳ năm trước; tiếp theo là Hàn Quốc ước đạt 52,58 tỷ USD, giảm 15,5%; ASEAN ước đạt 40,98 tỷ USD, giảm 13,3%; Nhật Bản ước đạt 21,83 tỷ USD, giảm 6,6%; EU ước đạt 15 tỷ USD, giảm 2,5%; Hoa Kỳ ước đạt 13,8 tỷ USD, giảm 4,6%.

Cán cân thương mại hàng hóa là mức chênh lệch giữa trị giá hàng hóa xuất khẩu và trị giá hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam với các nước trong một thời kỳ nhất định. Trong cán cân thương mại hàng hóa, trị giá xuất khẩu được tính theo giá FOB, trị giá nhập khẩu được tính theo giá CIF.

Khi trị giá xuất khẩu lớn hơn trị giá nhập khẩu thì cán cân thương mại mang dấu dương (+) hay còn gọi là thặng dư (xuất siêu); khi trị giá nhập khẩu lớn hơn trị giá xuất khẩu thì cán cân thương mại mang dấu âm (-) hay còn gọi là thâm hụt (nhập siêu); khi trị giá xuất khẩu bằng trị giá nhập khẩu thì cán cân thương mại ở trạng thái “cân bằng”.

– Châu lục: Phân tổ theo khu vực địa lý;

– Khối nước: Gồm các khối EU, ASEAN, OPEC, APEC;

3. Kỳ công bố: Tháng, quý, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Tài chính.