Tại Điều 5 Nghị định 28/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật phổ biến, giáo dục pháp luật do Thủ tướng Chính phủ ban hành có quy định về ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau:
Tại Điều 5 Nghị định 28/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật phổ biến, giáo dục pháp luật do Thủ tướng Chính phủ ban hành có quy định về ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau:
Ngày 30/4/1975, đại thắng mùa xuân đã làm thất bại hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị thực dân mới của đế quốc Mỹ ở miền Nam, giải phóng hoàn toàn miền Nam, kết thúc vẻ vang cuộc chiến tranh cứu nước lâu dài nhất, khó khăn nhất và vĩ đại nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân ta.
Vào cuối năm 1974 – đầu năm 1975, nhận thấy tình hình so sánh lực lượng ở Miền Nam có sự thay đổi mau lẹ có lợi cho cách mạng, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn Miền Nam trong hai năm 1975 và 1976. Bộ Chính trị nhấn mạnh “Cả năm 1975 là thời cơ” và chỉ rõ “nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng hoàn toàn Miền Nam trong năm 1975”. Bộ Chính trị cũng nhấn mạnh cần tranh thủ thời cơ đánh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân, giữ gìn tốt cơ sở kinh tế, công trình văn hóa, giảm bớt sự tàn phá của chiến tranh. Sau chiến thắng của quân ta ở chiến dịch Tây Nguyên và chiến dịch Huế – Đà Nẵng, Bộ Chính trị đã nhận định: “Thời cơ chiến lược đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng Miền Nam” và đã đưa ra quyết định: “Phải tập trung nhanh nhất lực lượng, binh khí kỹ thuật và vật chất giải phóng Miền Nam trước mùa mưa”, đồng thời chiến dịch giải phóng Sài Gòn – Gia Định được Bộ Chính trị quyết định mang tên “Chiến dịch Hồ Chí Minh”. Trước khi tấn công giải phóng Sài Gòn, quân ta đã tiến công Xuân Lộc và Phan Rang, đây là những căn cứ phòng thủ trọng yếu của địch để bảo vệ Sài Gòn từ phía đông.
Đoàn xe tăng lao qua cổng chính, tiến vào sân Dinh Độc Lập sáng 30/4. Đại đội trưởng Bùi Quang Thận ra khỏi xe 843, lấy lá cờ trên xe của mình treo lên cột cờ trên nóc Dinh Độc Lập lúc 11h30.
Vào lúc 17 giờ ngày 26/4, quân ta đã nổ súng mở đầu chiến dịch, năm cánh quân của ta đã vượt qua tuyến phòng thủ của địch để tiến vào trung tâm Sài Gòn, đánh chiếm các cơ quan đầu não của chúng. 10 giờ 45 phút ngày 30/4, xe tăng và bộ binh của ta tiến vào Dinh Độc Lập, bắt toàn bộ Nội các của Sài Gòn, Dương Văn Minh vừa lên chức tổng thống ngày 28/4 đã phải tuyên bố đầu hàng quân ta không điều kiện. Đến 11 giờ 30 phút cùng ngày, lá cờ cách mạng tung bay trên Dinh Độc Lập, báo hiệu sự toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Các chiến sĩ xe tăng 843 trưa 30/4/1975
Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã đi vào lịch sử dân tộc như một mốc son chói lọi đưa đất nước ta bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta từ đây tập trung sức lực và trí tuệ hàn gắn vết thương chiến tranh xây dựng cuộc sống mới; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Chiến thắng ngày 30/4/1975 là thành quả vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội do Đảng ta và chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo; là trang sử hào hùng, chói lọi trên con đường dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm lịch sử của dân tộc. Quân và dân ta đã đánh thắng kẻ thù lớn mạnh và hung hãn nhất của loài người tiến bộ; kết thúc oanh liệt cuộc chiến đấu 30 năm giành độc lập tự do, thống nhất cho Tổ quốc; chấm dứt ách thống trị hơn một thế kỷ của chủ nghĩa thực dân cũ và mới trên đất nước ta; là thắng lợi tiêu biểu của lực lượng cách mạng thế giới, góp phần thúc đẩy cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì mục tiêu độc lập dân tộc, hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội; cổ vũ động viên các dân tộc đang tiến hành công cuộc giải phóng dân tộc, chống chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên toàn thế giới. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (tháng 12/1976) đánh giá: “Năm tháng sẽ trôi qua nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”. Hay đánh giá của đại tướng Võ Nguyên Giáp: “Trong quá trình cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng, ba cái mốc chói lọi bằng vàng: Tổng khởi nghĩa tháng Tám, chiến thắng Điện Biên Phủ và chiến thắng mùa xuân 1975, đại thắng mãi mãi sáng ngời trong sử sách. Nhân dân Việt Nam đã làm nên câu chuyện thần kì tưởng chừng không thể làm được giữa thế kỷ XX. Lần đầu tiên trong lịch sử, một dân tộc vốn là thuộc địa, nửa phong kiến, kinh tế kém phát triển, đánh thắng những cường quốc, đế quốc chủ nghĩa chủ yếu bằng sức của chính mình, nêu một tấm gương anh dũng, bất khuất, trí tuệ, tài năng trước toàn thế giới”.
Cùng với cả nước, Sài Gòn ngợp cờ hoa, biểu ngữ ăn mừng chiến thắng
Đại thắng mùa xuân năm 1975, như nhận định của Đảng ta là một sự kiện quan trọng có tầm quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc, làm nức lòng bạn bè và nhân dân tiến bộ khắp năm châu bôn biển. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại đại hội lần thứ IV cũng chỉ rõ: “Đối với thế giới, thắng lợi của nhân dân ta đã đập tan cuộc phản công lớn nhất của tên đế quốc đầu sỏ chĩa vào các lực lượng cách mạng kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, đẩy lùi trận địa của chủ nghĩa đế quốc, mở rộng trận địa của CNXH, phá vỡ một phòng tuyến quan trọng của đế quốc Mỹ ở Đông Nam Á, làm đảo lộn chiến lược toàn cầu phản cách mạng của chúng, đẩy Mỹ vào tình thế khó khăn chưa từng thấy, làm yếu hệ thống đế quốc chủ nghĩa, tăng thêm sức mạnh và thế tiến công của các trào lưu cách mạng thời đại, đem lại lòng tin và niềm phấn khởi cho hàng trăm triệu người trên khắp trái đất đang đấu tranh vì hòa bình độc lập dân tộc, dân chủ và CNHX”./.
Chuyên mục Ngày này năm xưa số ra ngày 30-4-2022 cũng được Báo Quân đội nhân dân Điện tử thực hiện dưới hình thức các tác phẩm phát thanh podcast và video clip trên Chuyên trang Media Báo Quân đội nhân dân Điện tử, trân trọng mời bạn đọc xem thêm.
Một số sự kiện trong nước và quốc tế ngày 30-4
Ngày 30-4-1949, nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế Lao động (1-5), Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư chúc mừng đồng bào và chiến sĩ. Sau khi phân tích ý nghĩa ngày 1-5 ở Việt Nam, Người nêu những nhiệm vụ chính của mọi tầng lớp nhân dân (binh, sĩ, nông, công, thương) trong giai đoạn mới: Giai đoạn đẩy mạnh cầm cự, tích cực chuẩn bị tổng phản công.
Ngày 30-4-1952, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cử ông Nguyễn Lương Bằng làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền đầu tiên của Việt Nam ở Liên Xô.
Ngày 30-4-1969, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa III ra thông cáo thông qua Điều lệ Hợp tác xã nông nghiệp. Việc thông qua điều lệ này tạo điều kiện củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới ở nông thôn, bảo đảm cho sản xuất nông nghiệp phát triển toàn diện mạnh mẽ và vững chắc.
Ngày 30-4-1970 đến 30-6-1970, Quân Giải phóng miền Nam, với tinh thần cứu bạn như cứu mình đã cùng quân dân Campuchia chiến đấu dũng cảm, đập tan cuộc hành quân xâm lược Campuchia của 10 vạn quân Mỹ và ngụy Sài Gòn.
5 giờ 30 phút ngày 30-4-1975, Quân đội nhân dân Việt Nam mở đợt tiến công cuối cùng, tiến thẳng vào trung tâm Sài Gòn, đánh chiếm Dinh Độc Lập, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Đây là thắng lợi vĩ đại nhất, trọn vẹn nhất, kết thúc 30 năm chiến tranh lâu dài, gian khổ, ác liệt nhất nhưng cũng vẻ vang nhất của dân tộc Việt Nam.
Ngày 30-4-1992, Cục Tác chiến điện tử được thành lập. Cục Tác chiến điện tử là cơ quan tham mưu cho Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu chỉ đạo hoạt động của lực lượng tác chiến điện tử toàn quân và trực tiếp chỉ huy các đơn vị tác chiến điện tử cơ động chiến lược của bộ.
Ngày 30-4-1993, ra mắt Quỹ Hỗ trợ tài năng trẻ.
Ngày 30-4-2011, tại Khu du lịch quốc tế Hòn Dấu thuộc khu 3, Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng, chính thức khánh thành, đưa vào sử dụng hồ bơi lọc nước biển nhân tạo lớn nhất châu Á.
Ngày 30-4-2014, tại Khu di tích đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ thượng cờ Thống nhất non sông và đón nhận bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ đối với Di tích lịch sử đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải và Di tích lịch sử Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm năm 1972.
Ngày 30-4-2015, Bệnh viện Chợ Rẫy ở Thành phố Hồ Chí Minh đã khánh thành Trung tâm Ung bướu Chợ Rẫy.
Ngày 30-4-1945, sau khi đánh thắng nhiều trận lớn ở các chiến trường châu Âu, Quân đội Liên Xô đã cắm lá cờ chiến thắng trên nóc nhà Quốc hội Đức ở Beclin. Hitler, tên trùm phát xít Đức tự sát, chế độ quốc xã cáo chung.
Ngày 30-4-1948, tại Bogota (thủ đô của Colombia), 21 nước cộng hòa ở châu Mỹ đã ký tuyên ngôn thành lập Tổ chức các nước châu Mỹ (viết tắt là OEA).
Ngày 30-4-1999, Campuchia gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, nâng tổng số hội viên của tổ chức này lên 10.
Ngày 30-4-1947, trên Chiến khu Việt Bắc, Bác tham dự một phiên họp đặc biệt của Hội đồng Chính phủ. Nhật ký của Bộ trưởng Lê Văn Hiến thuật lại: “Gần tối, lúc chúng mình đang ăn cơm thì Hồ Chủ tịch đến trong bộ áo quần bí mật của Cụ. Lần này thì lưng mang một gùi, vai mang súng, mình mặc bộ quần áo màu nâu, đội mũ như bộ đội, mặt che đậy hết nửa, mới trông như người đi săn trong rừng sâu, không ai tài nào nhận ra được. Bắt tay vui vẻ với tất cả mọi người, rồi giản dị hơn ai hết, Cụ bảo thêm một chén một đũa để Cụ cùng ngồi ăn trong lúc mâm cơm đó gần tàn... 7 giờ tối, bắt đầu Hội đồng. Ai nấy ngồi xếp ve quanh mấy chiếc chiếu trải dài... Hội đồng hôm nay có 2 tin buồn, cái chết của cụ Huỳnh (Huỳnh Thúc Kháng) và Nam (Hoàng Hữu Nam). Cụ nói qua lịch sử chiến đấu của hai chiến sĩ trong Chính phủ sau khi tất cả đều mặc niệm một phút... Cụ Chủ tịch nói với một giọng đau đớn như Cụ đã mất một người anh và một người con... Sau đó, Cụ báo cáo tình hình chính trị chung ngoài nước và trong nước…”. Đến 3 giờ khuya cuộc họp mới kết thúc.
Ngày 30-4-1949, một ngày trước Ngày Quốc tế Lao động, Bác viết thư chào mừng với đầu đề “Nhiệm vụ chính trong giai đoạn mới” trong đó xác định: “Ở các nước, ngày này là ngày riêng của lao động, kiểm điểm lực lượng của mình, để đấu tranh cho quyền lợi của giai cấp. Ở nước ta, bất kỳ già, trẻ, trai, gái, sĩ, nông, công, thương, binh, toàn dân đều đoàn kết thành một khối, toàn dân đều ra sức lao động, nhằm một mục đích: giết giặc cứu nước. Ngày 1-5 là ngày lễ của toàn thể đồng bào ta”.
Ngày 30-4-1964, nói chuyện với Đại hội liên hoan Phụ nữ “5 tốt”, Bác khẳng định: “Ngay từ lúc đầu, Đảng và Nhà nước ta đã thi hành chính sách đối với phụ nữ cũng được bình quyền, bình đẳng với đàn ông”. Phân tích những nội dung của “5 tốt”, Bác nhấn mạnh: “Tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm là con đường đi đến xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội, xây dựng hạnh phúc cho nhân dân. Tăng gia là tay phải của hạnh phúc, tiết kiệm là tay trái của hạnh phúc”.
Về nội dung “gia đình”, Bác đưa ra quan niệm: “Gia” là nhà, “đình” là sân. Theo nghĩa cũ thì gia đình chỉ giới hạn hẹp trong một cái nhà, cái sân. Nghĩa là chỉ lo cho cha mẹ, vợ con trong nhà mình ấm no yên ổn, ngoài ra ai nghèo khổ mặc ai. Như thế là ích kỷ, không tốt. Theo nghĩa mới thì gia đình rộng rãi hơn, tốt đẹp hơn. Ví dụ những người cùng lao động trong một nhà máy, trong một cơ quan, trong một hợp tác xã... đều phải đoàn kết và thương yêu nhau như anh em trong một gia đình… Ta có câu hát:
Người trong một nước phải thương nhau cùng”.
(Sách Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày này năm xưa, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, 2010).
Ngày 30-4-1964, tại Đại hội liên hoan Phụ nữ “5 tốt”, Bác nhấn mạnh: “Tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm là con đường đi đến xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội, xây dựng hạnh phúc cho nhân dân. Tăng gia là tay phải của hạnh phúc, tiết kiệm là tay trái của hạnh phúc”.
Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sản xuất và tiết kiệm gắn với nhau như một phương châm. Trong khi căn dặn mọi người, mọi ngành, mọi cấp thường xuyên thực hành tiết kiệm, thì đồng thời, Bác Hồ cũng quan tâm làm cho mọi người hiểu rõ tiết kiệm không phải là khắc khổ, tiết kiệm để tạo cho mức sống ngày càng được cải thiện, nâng cao hơn. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn nhắc nhở các cán bộ, đảng viên và nhân dân ta phải làm tốt việc tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm, vì đây là biện pháp để tăng vốn tích lũy cho mỗi cá nhân, mỗi gia đình cũng như toàn xã hội.
Những năm gần đây, do tác động biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh xảy ra ở nhiều nơi, khiến việc sản xuất lương thực, thực phẩm ở một số địa phương gặp không ít khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác bảo đảm hậu cần nói chung, công tác nuôi dưỡng bộ đội nói riêng. Nhận thức rõ vị trí, ý nghĩa quan trọng của việc tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm đối với việc cải thiện đời sống bộ đội, nâng cao sức mạnh chiến đấu của quân đội, Bộ Quốc phòng và cấp ủy, chỉ huy các đơn vị tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm; huy động đông đảo các cơ quan, đơn vị và cán bộ, chiến sĩ tham gia. Các cơ quan, đơn vị, địa phương đẩy mạnh phong trào tăng gia sản xuất gắn với Phong trào Thi đua Quyết thắng, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp, thúc đẩy phong trào tăng gia sản xuất trong toàn quân không ngừng phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, góp phần nâng cao đời sống bộ đội.
Dấu ấn Bác Hồ trên Báo Quân đội nhân dân
Trên trang nhất Báo Quân đội nhân dân số ra ngày 30-4-1957 đã đăng bài viết về chuyến thăm của Hồ Chủ tịch tại Phân viện quân y ở Nam Định.
Trang nhất Báo Quân đội nhân dân ngày 30-4-1969 đăng bài viết về buổi gặp mặt giữa Bác Hồ và đoàn đại biểu đơn vị anh hùng, đơn vị quyết thắng, chiến sĩ quyết thắng, chiến sĩ thi đua Quân khu 4.
– 47 năm trôi qua, sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam đã giành nhiều thành tựu to lớn, nhưng Đại thắng mùa xuân 1975 vẫn là một mốc son sáng chói, là niềm tự hào của mỗi người dân Việt Nam. Chiến thắng đó mãi mãi là động lực thúc đẩy toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta vượt qua mọi trở ngại, tiếp tục đưa dân tộc ta đến những thắng lợi huy hoàng.
Trưa ngày 30/4/1975, chiếc xe tăng 390 húc đổ cánh cổng sắt, cắm lá cờ Quyết chiến Quyết thắng lên nóc Dinh Độc lập thì Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã kết thúc thắng lợi, non sông đã thu về một mối.
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, bắt đầu từ ngày 4/3 bằng 3 đòn chiến lược: Chiến dịch Tây Nguyên mở đầu bằng sự đột phá đánh chiếm Buôn Ma Thuột, giải phóng Tây Nguyên; Chiến dịch giải phóng Huế – Đà Nẵng và chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng Sài Gòn- Gia Định kết thúc vào trưa ngày 30/4/1975. Qua 2 tháng chiến đấu, sức mạnh áp đảo về chính trị, quân sự, quân và dân ta đã giành thắng lợi hoàn toàn, kết thúc 21 năm kháng chiến chống Mỹ xâm lược của Nhân dân ta. Để ngày hôm nay những ký ức hào hùng đó đã trở thành tiền đề, động lực để các thế hệ người Việt Nam tiếp bước nhau, cùng dựng xây đất nước ngày một giàu đẹp, yên vui.
Xe tăng quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập trưa ngày 30/4/1975. Ảnh tư liệu
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là cuộc kháng chiến lâu dài, gian khổ và nhiều thách thức, ác liệt nhất mà Đảng cùng nhân dân ta phải đấu trí và đấu sức chống tên đế quốc giàu mạnh và hung bạo nhất trong phe đế quốc. Cuộc kháng chiến này đã trải qua nhiều giai đoạn, phải đối phó lần lượt với các kế hoạch, chiến lược của đế quốc Mỹ. Suốt 21 năm chiến tranh (1954-1975), Mỹ đã thay đổi 5 chiến lược quân sự khác nhau; huy động tới hơn nửa triệu quân, cùng hàng vạn quân đồng minh làm xương sống cho hơn nửa triệu quân ngụy. Mỹ cũng đã sử dụng tất cả những vũ khí, kỹ thuật quân sự tiên tiến nhất, kể cả vũ khí sinh học, hóa học nhằm rắp tâm đẩy Việt Nam vào “thời kỳ đồ đá”. Mỹ đã biến Việt Nam thành một đất nước bị ném bom nhiều nhất thế giới với hơn 7,8 triệu tấn, gấp 3 lần số bom đạn Mỹ đã sử dụng trong chiến tranh thế giới lần thứ 2 và gấp 12 lần so với chiến tranh Triều Tiên. Mỹ cũng đã rải xuống miềm Nam Việt Nam khoảng 85 triệu lít chất độc hóa học, mà chủ yếu là chất diệt cỏ có điôxin, hậu quả là hơn một nửa diện tích rừng của Việt Nam đã bị thiêu rụi và cho đến nay, di chứng của chất độc ấy vẫn còn tồn tại dai dẳng cho con cháu chúng ta. Mỹ đã tiêu tốn 676 tỷ đô la, đưa chiến tranh Việt Nam trở thành một cuộc chiến “đắt tiền” nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là sứ mệnh cao cả mà lịch sử đã giao phó cho Đảng và dân tộc ta. Cuộc kháng chiến này của dân tộc Việt Nam là chiến tranh chính nghĩa, nhằm đánh đuổi đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, thống nhất nước nhà. Đó là chân lý, là sự thật quá rõ ràng. Đánh giá về tầm vóc và ý nghĩa lịch sử ngày 30/4, Đại hội lần thứ IV của Đảng (tháng 12/1976) đã khẳng định “Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng thắng lợi của Nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang sử chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự chiến thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, trí tuệ con người và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm vóc quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”.
Học sinh Trường Tiểu học xã Hải Yến, huyện Cao Lộc tìm hiểu các hiện vật thời kỳ kháng chiến chống Mỹ tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: LA MAI
Có thể thấy, 47 năm sau chiến tranh, Việt Nam từ một nước nghèo nàn, lạc hậu, chịu hậu qủa nặng nề của chiến tranh, lại bị bao vây cấm vận, đã vượt lên, phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chủ động hội nhập quốc tế. Đến nay, sức mạnh tổng hợp của quốc gia đã tăng lên gấp nhiều lần, tạo thế và lực mới cho đất nước đi lên với triển vọng tốt đẹp. Việt Nam trở thành hình mẫu trong mở cửa hội nhập và phát triển kinh tế – xã hội và là điểm đến hấp dẫn đối với thế giới trên mọi lĩnh vực, ngay cả trong bối cảnh đại dịch COVID – 19, Việt Nam vẫn được coi là “đất lành” cho dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chất lượng cao, điển hình như: Hoa Kỳ tăng 205,5%, Nhật Bản tăng 147,7%, Hàn Quốc tăng 67,1%… Tính đến ngày 20/3/2021, tổng số vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào nước ta tăng 18,5% so với cùng kỳ năm trước.
Năm 2021, chúng ta đã nỗ lực duy trì thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế, với nhiều điểm sáng. Nền kinh tế nước ta tiếp tục được đánh giá là phát triển ổn định, có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Mặc dù tăng trưởng kinh tế quý III âm 6% do đợt bùng phát dịch lần thứ 4, nhưng sang quý IV đã đạt mức tăng 5,22%, cao hơn cùng kỳ năm 2020 và cả năm 2021 tăng 2,58%. Thu ngân sách nhà nước vẫn tăng 16,4%, cao hơn mức tăng 11,3% của năm 2020. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa năm 2021 đạt mức kỷ lục 66,8 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm 2020 (đưa Việt Nam trở thành 1 trong 20 nước có nền kinh tế đứng đầu thế giới về thương mại), cán cân thương mại duy trì xuất siêu, năm thứ 6 liên tiếp, đạt khoảng 4 tỷ USD. Thị trường tiền tệ, tín dụng, tỷ giá ổn định, mặt bằng lãi suất bình quân giảm, dự trữ ngoại hối tiếp tục được củng cố và tăng trên 10%. Tổng số vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tương đương 34,4%, GDP tăng 12% so với năm 2020. Nông nghiệp giữ được vai trò là trụ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm an minh lương thực quốc gia, xuất khẩu nông sản đạt 48,6 tỷ USD.
Đại dịch COVID-19 xảy ra, tác động lớn đến đời sống kinh tế – xã hội toàn thế giới. Trước sự nguy nan của đất nước, sự an toàn của người dân, phát huy tinh thần “Mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xã là một pháo đài” trong kháng chiến, cho đến nay, mặc dù số ca mắc COVID-19 tăng cao, nhưng nhờ độ bao phủ vaccine tốt nên tỷ lệ tử vong thấp, dịch cơ bản đã được kiểm soát. Cùng với việc tập trung phát triển kinh tế – xã hội, 47 năm qua cũng là một chặng đường hội nhập kinh tế quôc tế sâu rộng của nước ta. Việt Nam đã thiết lập được nhiều quan hệ đối tác chiến lược về kinh tế: hơn 70 quốc gia công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, trong đó có nhiều đối tác thương mại lớn. Việt Nam đã tham gia hơn 500 hiệp định song phương và đa phương trên nhiều lĩnh vực, trong đó có 17 hiệp định thương mại tự do (FTA). Việc tham gia vào các FTA có tác dụng tích cực tới việc phát triển kinh tế, nâng cao năng lưc cạnh tranh quốc gia. Hoạt động đối ngoại đa phương của Việt Nam đã chuyển mạnh từ “tham gia tích cực” lên “chủ động đóng góp xây dựng, định hình các thể chế đa phương”. Điều này được thể hiện qua việc Việt Nam được tín nhiệm bầu vào các cơ quan quan trọng của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc. Năm 2006-2008 và năm 2020- 2021 là năm Việt Nam được bầu làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc với số phiếu rất cao (92/93 phiếu bầu). Đặc biệt, năm 2020, giữ vai trò Chủ tịch ASEAN và Quốc hội Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch Hội đồng các quốc gia Đông Nam Á (AIPA). Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Và tháng 6/2019, Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đã ký Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA). Số lượng lớn các hiệp định thương mại song phương mà Việt Nam đã tham gia sẽ giúp mở rộng thị trường, đồng thời thúc đẩy nền kinh tế phát triển…
Nhìn lại 47 năm qua, chúng ta càng khâm phục, tự hào về các thế hệ cách mạng với ý chí kiên cường, tinh thần hết mình vì độc lập tự do, vì Tổ quốc, vì Nhân dân. Những thế hệ hôm nay càng thấy rõ hơn trách nhiệm của mình, như lời Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã từng khẳng định: “Cha ông ta đã làm nên những trang sử hào hùng, được viết bằng mồ hôi và xương máu của biết bao thế hệ. Chúng ta có niềm tin mãnh liệt rằng: Tiếp nối truyền thống hào hùng sẽ có nhiều trang sử mới viết tiếp những kỳ tích tiến lên giàu mạnh, hùng cường của đất nước ta và dân tộc ta”.
Tôi đang có dự định sẽ học luật và muốn hỏi mọi người một câu như sau: Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ngày bao nhiêu? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin chân thành cảm ơn!