Người Có Tính Tự Ái

Người Có Tính Tự Ái

Tự ái là một thuật ngữ để chỉ về tính cách thường thấy hằng ngày. Có thể hiểu theo nghĩa Hán Việt, “ái” trong tự ái nghĩa là yêu, “tự” là tự bản thân. Cùng tìm hiểu về tự ái, biểu hiện của người dễ tự ái là gì và làm sao để khắc phục tính cách này.

Tự ái là một thuật ngữ để chỉ về tính cách thường thấy hằng ngày. Có thể hiểu theo nghĩa Hán Việt, “ái” trong tự ái nghĩa là yêu, “tự” là tự bản thân. Cùng tìm hiểu về tự ái, biểu hiện của người dễ tự ái là gì và làm sao để khắc phục tính cách này.

Biểu hiện của người có tính tự ái là gì

Ngoài câu hỏi tự ái là gì thì cũng có rất nhiều người thắc mắc về dấu hiệu đặc trưng của người có tính tự ái. Vậy hãy cùng tìm hiểu biểu hiện của tự ái ngay dưới đây nhé.

Người tự ái thường là những người rất dễ bị tổn thương. Họ luôn muốn khẳng định tầm quan trọng của chính mình và cho rằng cảm xúc của bản thân là trên hết.

Có thể nói, người có tính tự ái ít khi quan tâm đến cảm xúc của người xung quanh. Các dấu hiệu rõ rệt nhất của người dễ bị tự ái chính là:

Không rút kinh nghiệm, ít tiếp thu

Cũng bởi cái tôi lớn nên họ không nhận ra được điểm thiếu sót, điểm sai của chính mình. Do đó khiến họ luôn thực hiện theo lối mòn cá nhân. Không thể hòa nhập và cũng chính vì tính tự ái đã làm cho họ suy nghĩ rằng bản thân không được mọi người yêu mến, đánh giá tốt.

Vì suy nghĩ tiêu cực nên cuộc sống của người có tính tự ái sẽ có nhiều điểm tồi tệ ở nhiều khía cạnh. Họ dễ rơi vào đau khổ, bất an, khó có được những giây phút yên bình, vui vẻ. Một phần điều này cũng là do người tự ái hay để bụng, dằn vặt nên khó thoát khỏi các cảm giác tiêu cực đó. Lâu ngày có thể dẫn tới stress, trầm cảm.

Sau khi đã biết tự tự ái là gì thì hãy cùng tìm hiểu cách khắc phục dưới đây nhé:

Hy vọng, với những thông tin này đã giúp bạn hiểu hơn tự ái là gì và cách khắc phục hiệu quả. Nếu bạn cũng đã có những lúc nổi lên “tính tự ái” thì hãy thử kiềm chế cái tôi lại và nhìn nhận, lắng nghe ý kiến từ những người xung quanh để cuộc sống trở nên thoải mái, tích cực hơn nhé!

Thưa cô Tâm Đan Bạn trai của con là Hưng, Việt kiều Mỹ. Chúng con quen nhau qua mạng. Gia đình 2 bên đều là dân ruộng nên rất nghèo. Anh qua Mỹ sống với dì ruột. Anh phải vừa học, vừa đi làm thêm để có tiền gửi về phụ giúp gia đình. Hưng nói, con chờ anh thêm vài năm nữa để anh kiếm việc làm, có thu nhập rồi mới tính chuyện hôn nhân. Mới rồi anh về Việt Nam, có ghé qua thăm gia đình con... Mỹ Hằng (huyện Định Quán)

Bạn trai của con là Hưng, Việt kiều Mỹ. Chúng con quen nhau qua mạng. Gia đình 2 bên đều là dân ruộng nên rất nghèo. Anh qua Mỹ sống với dì ruột. Anh phải vừa học, vừa đi làm thêm để có tiền gửi về phụ giúp gia đình. Hưng nói, con chờ anh thêm vài năm nữa để anh kiếm việc làm, có thu nhập rồi mới tính chuyện hôn nhân. Mới rồi anh về Việt Nam, có ghé qua thăm gia đình con. Không dè ba con yêu cầu ảnh phải làm đám hỏi. Hưng cũng thuận theo ý ba má con, làm một lễ hỏi nhỏ, có gia đình đôi bên cùng dự. Sau lễ hỏi, bà con bên nội của con chê Hưng là Việt kiều mà "keo", tổ chức đám hỏi không bằng những người ở quê nhà. Chuyện đến tai gia đình Hưng, nên khi  trở về Mỹ, Hưng tự ái, rất ít liên lạc với con. Mới rồi ảnh mail về, nói con hãy suy nghĩ kỹ, con mà lấy ảnh thì sẽ thất vọng. Con không biết phải nói sao cho ảnh hiểu. Mong cô giúp con

Như cháu nói trong thư thì bạn trai cháu tuy có "mác" Việt kiều nhưng chưa có nghề nghiệp, còn đang đi học và phải nhờ cậy dì. Hơn nữa, gia đình anh ta ở Việt Nam cũng không khá giả. Vậy thì việc anh ta không tỏ ra "hào phóng" như những Việt kiều khác cũng là điều dễ hiểu, phải không cháu? Vả lại, lần này về Việt Nam Hưng đâu có định tính chuyện đại sự với cháu. Cái lễ hỏi bất đắc dĩ theo yêu cầu của ba cháu chẳng qua là việc "chẳng đặng đừng" mà anh ta phải thực hiện, đúng không nào?

Cô cho rằng chuyện rắc rối của hai bạn là do họ hàng nhà cháu không phải ai cũng hiểu hoàn cảnh của Hưng. Đã mang danh Việt kiều thì đương nhiên, Hưng trở thành mục tiêu cho sự dòm ngó của mọi người. Bà con mình ở nông thôn thường quan niệm rằng, Việt kiều thì phải chơi sang cho người đời... nể. Do vậy, người yêu cháu mới phải hứng chịu những lời thị phi sau cái đám hỏi đơn giản hơn người ta chờ đợi. Cháu là người yêu của Hưng, cháu hãy giải thích cho anh ta hiểu và thông cảm cho cách nghĩ có phần lỗi thời và không thực tế của bà con ở quê. Cũng cần khẳng định với người yêu là cháu vẫn yêu thương, thông cảm và chấp nhận anh ta. Cô tin là dù Hưng có tự ái cao chăng nữa nếu anh ta yêu cháu chân thành thì cũng sẽ nguôi ngoai. Anh ta sẽ không còn "để bụng" những gì mà họ hàng bên nội cháu đã làm anh ta bị tổn thương. Cô nhắc lại là chính tình yêu, sự chung thủy trước sau như một của cháu sẽ là nguồn động viên lớn để Hưng tin tưởng, vượt qua được những lúc dao động trong tư tưởng. Còn giả dụ Hưng cứ dứt khoát nói lời chia tay thì cháu nên hiểu là anh ta không có tình yêu đối với cháu. Lúc đó thì chẳng nên níu kéo hy vọng làm gì...

Luôn thích làm trung tâm của sự chú ý

Người tự ái thường thích làm bản thân trở thành trung tâm của sự chú ý bởi họ có sự yêu bản thân cao. Họ luôn nghĩ rằng mình quan trọng đối với mọi người xung quanh. Đôi khi, họ sẽ gặp những cảm xúc như buồn hoặc hụt hẫng nếu sự quan tâm từ những người bên cạnh chuyển hướng sang chủ đề về con người khác. Tất cả những cảm xúc này có thể xuất phát từ mọi khía cạnh cuộc sống và cả trong khi làm việc. Từ đó dễ bị tự ti, xa cách với mọi người. Rất dễ nhầm lẫn với bệnh trầm cảm.

Thường bị cảm xúc lấn át đi lý trí

Người tự ái là người đặt cái tôi của bản thân lên trên tất cả. Kể cả trong cuộc sống hay công việc, tình cảm. Đối với người bình thường, phê bình là để nhận ra khuyết điểm, điểm thiếu sót và giúp sửa sai, có kinh nghiệm phát triển bản thân. Thì với người có tính tự ái, họ xem là mình đang bị đối xử không công bằng, bị trù dập.

Trong một câu chuyện, vấn đề nào đó được quyết định giữa lý trí và cảm xúc thì cảm xúc của người tự ái thường lấn át. Họ sẽ cố chấp, bao biện cho các lỗi hoặc khuyết điểm của mình. Họ không tiếp thu quan điểm của người khác hay các ý kiến mang tính chất xây dựng. Vì họ cho rằng đó là sự lên mặt dạy đời, quan điểm không đúng và thậm chí là điều khiển cuộc sống đáng ra thuộc về họ. Đôi khi người có tính tự ái không thèm tranh luận vì sự bảo thủ trong suy nghĩ của chính họ.

Trong một cuộc tranh cãi với người có tính tự ái sẽ thường dễ rơi vào ngõ cụt. Làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội xung quanh. Đó là lý do người tự ái thường khó có các mối quan hệ tốt đẹp, thân thiết với mọi người.

Kỹ năng làm việc nhóm của người có tính tự ái sẽ hạn chế

Người mang tính tự ái đa số có cái tôi lớn, luôn cho rằng quan điểm, ý kiến của bản thân đúng. Đôi khi, họ cũng không đưa ra lập luận của mình vì nghĩ rằng rồi cũng sẽ bị mọi người bác bỏ. Suy nghĩ của họ sẽ có chiều hướng khác biệt với mọi người nên khi làm việc nhóm sẽ khá hạn chế hơn.

Trong trường hợp họ đưa ra quan điểm nhưng bị người khác góp ý, sửa đổi để tốt hơn thì họ lại tự ái và chấp nhất. Vì vậy khó có thể dung hòa với tập thể để cải thiện công việc tốt hơn.