By CareerLinkĐăng ngày: 10/3/2023
By CareerLinkĐăng ngày: 10/3/2023
Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng lao động tay nghề cao đang vô cùng lớn, vì vậy cơ hội nghề nghiệp dành cho các học viên trường nghề cũng rất phong phú. Bên cạnh đó, các công ty, các doanh nghiệp hiện tại cũng dần đòi hỏi kỹ năng chuyên môn nhiều hơn là bằng cấp, học vị.
Trong khi đó, kỹ năng chuyên môn có được từ chương trình đào tạo chú trọng thực hành đã giúp học viên nắm vững căn bản và đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động. Có thể khẳng định, cơ hội nghề nghiệp dành cho học viên trường nghề hoàn toàn không thua kém so với cử nhân đại học.
Ngày xưa, tấm bằng đại học có thể là tấm thẻ thông hành cho các bạn trẻ trên con đường thăng tiến sự nghiệp, khẳng định bản thân và có được mức thu nhập mơ ước. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, nhu cầu của thị trường lao động đã có sự thay đổi, việc trả lương hay các phúc lợi đã không còn dựa trên bằng cấp, học vị nữa mà dựa trên năng lực và yêu cầu của công việc. Nếu bạn có bằng cấp cao nhưng kỹ năng nghề nghiệp hạn chế thì mức lương bạn nhận được sẽ thấp hơn so với những người có tay nghề, kỹ năng chuyên môn vững vàng mà không có bằng cấp cao.
Mức lương trung bình của sinh viên đại học mới ra trường và sinh viên trường nghề không có nhiều sự chênh lệch. Vì lẽ đó, rèn luyện kĩ năng, tay nghề mới thực sự là yêu cầu quan trọng nhất trên thị trường lao động hiện nay.
Như vậy, bài viết hôm nay đã giải đáp thắc mắc trường nghề là gì và phân tích những điểm khác biệt giữa đại học và trường nghề. Hy vọng rằng thông qua bài viết này, bạn đã đưa ra những nhận định đúng đắn và tự mình định hướng con đường tương lai phù hợp dàng cho bản thân. Dù lựa chọn của bạn là gì thì hãy luôn kiên định theo đuổi và nỗ lực hết mình nhé!
Chọn ngành chọn nghề dựa trên đặc điểm tính cách cũng là một yếu tố quan trọng. Với những bạn có cá tính trầm lặng, ít nói, ngại giao tiếp, đâu là ngành nghề thật sự phù hợp để các bạn có thể phát huy tối đa những thế mạnh mình có và làm việc đạt hiệu quả cao nhất?
Trước hết, cần nhấn mạnh rằng mỗi cá nhân đều có những đặc điểm và tiềm năng riêng biệt. Các đặc điểm khí chất (hướng nội hay hướng ngoại) chỉ là một trong số nhiều yếu tố tham gia vào việc đưa ra quyết định về lựa chọn ngành nghề. Với tính cách hướng nội và cảm thấy không thoải mái khi giao tiếp với người khác, các em vẫn có thể phù hợp với nhiều ngành nghề khác nhau. Dưới đây là một số gợi ý: - Nghệ thuật và Thiết kế: Các ngành như thiết kế đồ họa, hội họa, nhiếp ảnh, viết văn,... cho phép các em tập trung vào công việc cá nhân và phát huy sự sáng tạo. - Các nhóm ngành máy tính - công nghệ thông tin: Nếu có niềm đam mê với công nghệ, các ngành như lập trình, thiết kế web, hoặc phân tích dữ liệu có thể là lựa chọn thích hợp. - Khoa học và Nghiên cứu: Các lĩnh vực như sinh học, hóa học, vật lý,... đều yêu cầu sự tập trung cao và thường không cần quá nhiều giao tiếp xã hội khi lao động ở mảng nghiên cứu, phát hiện và phát triển công thức sản phẩm. - Viết lách: Theo đuổi các ngành học về ngôn ngữ, sáng tạo nội dung cùng với (nếu có) khả năng viết tốt, các em có thể trở thành một nhà văn tự do, biên tập viên tại các tòa soạn, nhà xuất bản hoặc những nhà sáng tạo nội dung liên quan đến một lĩnh vực nhất định (đã có chuyên môn từ bậc học đại học). - Lĩnh vực liên quan đến số liệu: Các ngành như kế toán, thống kê, hoặc phân tích tài chính đều đề cao sự chú ý đến chi tiết và tập trung cao. Chính điều này, ngại giao tiếp và hướng nội có thể không còn là rào cản quá lớn khi các em làm việc.
Tuy nhiên, trong bất kỳ lĩnh vực nào, việc giao tiếp và làm việc nhóm cũng đóng một vai trò quan trọng. Phát triển kỹ năng giao tiếp và học cách thoải mái hơn trong việc tương tác với người khác sẽ giúp các em mở rộng cơ hội trong sự nghiệp và cuộc sống. Các em có thể tham gia các lớp học hoặc nhóm hỗ trợ để cải thiện kỹ năng này. Quan trọng nhất là quan sát chính mình một cách toàn diện để tìm ra lựa chọn phù hợp nhất.
Theo Cẩm nang hướng nghiệp 2025