Ngành công nghiệp dịch vụ là một lĩnh vực kinh tế mà các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp và không sản xuất hàng hóa vật chất. Các dịch vụ trong ngành này có thể bao gồm tư vấn, giáo dục, y tế, vận chuyển, du lịch, ngân hàng, bảo hiểm, marketing, công nghệ thông tin, nghiên cứu, và nhiều lĩnh vực khác.
Ngành công nghiệp dịch vụ là một lĩnh vực kinh tế mà các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp và không sản xuất hàng hóa vật chất. Các dịch vụ trong ngành này có thể bao gồm tư vấn, giáo dục, y tế, vận chuyển, du lịch, ngân hàng, bảo hiểm, marketing, công nghệ thông tin, nghiên cứu, và nhiều lĩnh vực khác.
Sau khi soạn thảo hồ sơ bổ sung ngành nghề, doanh nghiệp cần tiến hành theo trình tự 3 bước sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ lên Sở kế hoạch và đầu tư
– Doanh nghiệp nộp hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh lên Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
– Thời gian làm việc là 03 ngày kể từ khi doanh nghiệp nộp hồ sơ bổ sung ngành nghề vệ sinh công nghiệp, Sở sở kế hoạch đầu tư sẽ trả lời về tính hợp lệ của hồ sơ và thông báo doanh nghiệp tới nhận kết quả hoặc sửa đổi bổ sung hồ sơ.
Bước 2: Nhận kết quả hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh
– Căn cứ theo ngày hẹn trên giấy Biên nhận, doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh để nhận kết quả giải quyết hồ sơ hoặc đăng ký nhận kết quả tại địa chỉ thông qua doanh nghiệp trả kết quả qua Bưu điện
– Giấy xác nhận thay đổi đăng ký kinh doanh bổ sung ngành nghề vệ sinh công nghiệp
– Theo quy định mới kể từ ngày 01/07/2015, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được cấp sẽ không thể hiện nội dung ngành nghề, do đó khi thay đổi ngành nghề thì doanh nghiệp sẽ chỉ nhận kết quả là Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp mà không cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới.
Bước 3: Doanh nghiệp công bố đăng ký, thay đổi bổ sung ngành nghề lên cổng thông tin quốc gia
– Theo quy của Luật Doanh nghiệp thì khi thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử quốc gia. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới công ty phải thực hiện công bố nội dung đăng ký kinh doanh mới theo đúng quy định.
– Trừ việc thay đổi địa điểm kinh doanh, chi nhánh công ty, văn phòng đại diện của công ty thì không phải thực hiện thủ tục công bố thông tin trên Cổng thông tin quốc gia. Còn việc bổ sung ngành nghề kinh doanh chắc chắn phải thực hiện thủ tục này.
Để bổ sung ngành nghề vệ sinh công nghiệp thì bạn cần biết rõ ngành nghề đăng ký kinh doanh. Mã ngành nghề vệ sinh công nghiệp nằm trong Danh mục hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ. Nhóm mã ngành nghề dịch vụ vệ sinh công nghiệp bao gồm:
Nhóm này gồm: Việc cung cấp dịch vụ hỗ trợ tổng hợp cho cơ sở vật chất của khách hàng như làm sạch nội thất, bảo dưỡng, dọn dẹp rác, bảo vệ, gửi thư, lễ tân, giặt là và các dịch vụ có liên quan đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Những hoạt động này không liên quan hoặc không chịu trách nhiệm đến công việc hoặc hoạt động chính của khách hàng.
– Cung cấp chỉ một dịch vụ (như dịch vụ làm sạch thông thường) phân vào nhóm liên quan đến cung cấp dịch vụ;
– Cung cấp người quản lý và nhân viên hoạt động trọn gói theo yêu cầu của khách hàng, như khách sạn, nhà hàng, bệnh viện, phân vào hoạt động của đơn vị;
– Cung cấp quản lý hoạt động của website và/hoặc xử lý dữ liệu được phân vào nhóm 62020 (Tư vấn máy vi tính và quản trị hệ thống máy vi tính).
Nhóm này gồm: Các dịch vụ làm sạch nội thất nói chung đối với tất cả các khu nhà, làm sạch bên ngoài khu nhà, làm sạch đường, dịch vụ khử trùng và tẩy uế cho khu nhà và máy công nghiệp, làm sạch chai, quét đường, cào tuyết.
Loại trừ: Hoạt động diệt trừ sâu bệnh nông nghiệp, làm khô cát và các hoạt động tương tự cho bên ngoài công trình (xây dựng), giặt chăn và thảm, làm sạch rèm và vải (các dịch vụ khác). Làm sạch cho công trình mới sau xây dựng (xây dựng)
8121 – 81210: Vệ sinh chung nhà cửa
– Các hoạt động vệ sinh nói chung (không chuyên dụng) cho tất cả các loại công trình, như:
+ Các cơ quan và các công trình nhà ở đa mục đích và kinh doanh khác,
Những hoạt động này chủ yếu là vệ sinh bên trong các công trình mặc dù chúng có thể bao gồm cả vệ sinh bên ngoài như cửa sổ hoặc hành lang.
Loại trừ: Dịch vụ vệ sinh bên trong các công trình chuyên dụng, như làm sạch ống khói, làm sạch, lò sưởi, lò thiêu, nồi cất, ống thông gió, các bộ phận của ống được phân vào nhóm 81290 (Vệ sinh công nghiệp và các công trình chuyên biệt).
8129 – 81290: Vệ sinh công nghiệp và các công trình chuyên biệt
– Dịch vụ vệ sinh bên ngoài cho tất cả các công trình, bao gồm các văn phòng, nhà máy, cửa hàng, cơ quan và các khu nhà đa mục tiêu khác;
– Dịch vụ vệ sinh chuyên nghiệp cho khu nhà như làm sạch cửa sổ, làm sạch ống khói hoặc vệ sinh lò sưởi, lò thiêu, nồi cất, ống thông gió, các bộ phận của ống;
– Vệ sinh tàu hỏa, xe buýt máy bay…;
– Vệ sinh mặt đường và tàu chở dầu trên mặt biển;
– Dịch vụ tẩy uế và tiệt trùng;
– Dịch vụ vệ sinh khu nhà và các công trình khác chưa được phân vào đâu.
– Tiêu diệt sâu bệnh nông nghiệp được phân vào nhóm 01610 (Hoạt động dịch vụ trồng trọt);
– Vệ sinh ôtô, rửa xe được phân vào nhóm 45200 (Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và xe có động cơ khác).
– Trồng cây, chăm sóc và duy trì:
+ Công trình công cộng hoặc bán công cộng (trường học, bệnh viện, cơ quan hành chính, nhà thờ…),
+ Khu đất đô thị (công viên, khu vực cây xanh, nghĩa trang…),
+ Cây trên trục cao tốc (đường bộ, đường tàu hỏa, xe điện, cảng),
+ Tòa nhà công nghiệp và thương mại;
+ Các tòa nhà (vườn trên nóc, vườn ở mặt trước, vườn trong nhà),
+ Sân thể thao, sân chơi và công viên giải trí khác (sân thể thao, sân chơi, bãi cỏ phơi nắng, sân golf),
+ Vùng nước tĩnh và động (bồn, vùng nước đối lưu, ao, bể bơi, mương, sông, suối, hệ thống cây xanh trên vùng nước thải),
+ Trồng cây để chống lại tiếng ồn, gió, sự ăn mòn, chói sáng.
– Thiết kế và dịch vụ xây dựng phụ;
– Làm đất tạo điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp và sinh thái học.
– Sản phẩm thương mại và trồng cây thương mại được phân vào ngành 01 (Nông nghiệp và hoạt động dịch vụ có liên quan), nhóm 014 (Chăn nuôi), ngành 02 (Lâm nghiệp và hoạt động dịch vụ có liên quan);
– Ươm cây (trừ ươm cây rừng) được phân vào nhóm 013 (Nhân và chăm sóc giống cây nông nghiệp);
– Hoạt động xây dựng cho mục đích tạo cảnh quan được phân vào ngành F (Xây dựng);
– Thiết kế cảnh quan và các hoạt động kiến trúc được phân vào nhóm 7110 (Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan).
Thông tin về mã ngành nghề, tên ngành nghề cần phải được ghi chính xác trong hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh bổ sung ngành nghề. Thành phần hồ sơ bổ sung ngành nghề gồm những thành phần sau:
– Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp bổ sung thêm mã ngành nghề vệ sinh công nghiệp.
– Biên bản họp về việc thay đổi, bổ sung thêm mã ngành nghề vệ sinh công nghiệp của doanh nghiệp của Hội đồng thành viên/ Hội đồng quản trị.
– Quyết định về việc thay đổi bổ sung thêm mã ngành nghề vệ sinh công nghiệp.
– Văn bản ủy quyền cho người thực hiện nộp và nhận kết quả nếu không phải là đại diện pháp luật của doanh nghiệp.
Để được tư vấn, hướng dẫn chi tiết hơn về thủ tục bổ sung ngành nghề vệ sinh công nghiệp bạn hãy liên hệ ngay đến Nam Việt Luật để được hỗ trợ.
– Nam Việt Luật quy tụ đội ngũ chuyên viên, luật sư được đào tạo bài bản, giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, am hiểu về thủ tục thành lập công ty cũng như thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh nên có khả năng tư vấn chi tiết những vấn đề liên quan một cách chi tiết cho bạn. Đến Nam Việt Luật, bạn sẽ được:
+ Tư vấn tận tình về ngành nghề, mã ngành kinh doanh
+ Nhân viên công ty Nam Việt Luật thực hiện toàn bộ thủ tục với cơ quan nhà nước liên quan tới thủ tục thay đổi ngành nghề đăng ký kinh doanh
+ Thực hiện thủ tục công bố thông tin thay đổi đăng ký kinh doanh sau thay đổi, bổ sung ngành nghề cho khách hàng, thủ tục cần lưu ý sau thay đổi đăng ký kinh doanh cho khách hàng
– Không chỉ tư vấn miễn phí mọi thắc mắc liên quan, Nam Việt Luật còn hướng dẫn khách hàng cách chuẩn bị hồ sơ, thủ tục để thuận lợi thay đổi, bổ sung ngành nghề đăng ký kinh doanh.
– Đặc biệt, khi nhận được ủy quyền, Nam Việt Luật sẽ thay khách hàng soạn thảo thủ tục, nộp hồ sơ và lấy kết quả để trả cho khách hàng một cách nhanh chóng, để giúp công ty của bạn thuận lợi kinh doanh ngành nghề muốn bổ sung hay muốn thay đổi.
NVL Legal – Chuyên gia pháp lý biên tập bài viết website nhằm giúp độc giả có thể tiếp cận, tham khảo thông tin ở mức độ cơ bản. Tuy nhiên, quy định pháp luật thường xuyên thay đổi, tại thời điểm đăng tải bài viết không tránh khỏi việc cập nhật chưa kịp thời, do đó thông tin chỉ có giá trị tham khảo, chưa là căn cứ đầy đủ để áp dụng trong thực tế. Nếu cần thêm thông tin chính xác, bạn vui lòng liên hệ NVL để được hỗ trợ.
Hiện nay nhu cầu học tiếng Anh đối với mọi đối tượng hay mọi ngành nghề ngày càng cao. Đồng thời nhu cầu làm đẹp của các chị em cũng được nâng cao. Vì thế những bạn đang làm việc trong ngành nail cũng phải học tiếng Anh giao tiếp để tự tin giao tiếp phục vụ khách nước ngoài. Sau đây là từ vựng tiếng Anh về ngành nail.
=> Từ vựng tiếng Anh về lĩnh vực báo chí
=> Từ vựng tiếng Anh chủ đề tin học
=> Từ vựng tiếng Anh chuyên ngành kinh tế
Từ vựng tiếng Anh về ngành nail
- Around /ə’raund/: móng tròn trên đầu móng
- Back pain/ backache : đau lưng
- Cleansing milk/ cleanser : sữa rữa mặt
- Cut down /kʌt daun/: cắt ngắn
- Cuticle cream: kem làm mềm da
- Cuticle pusher: sủi da (dùng để đẩy phần da dày bám trên móng, để việc cắt da được dễ dàng và nhanh chóng)
- Emery board: tấm bìa cứng phủ bột mài, dùng để giũa móng tay
- Foot/ hand massage : xoa bóp thư giãn tay/ chân
- Manicure /’mænikjuə/: làm móng tay
- Nail art / neil ɑ:t/, nail design / neil di’zain/: vẽ móng
- Nail brush: bàn chải chà móng
- Nail clipper /neil /’klipə/: bấm móng tay
- Nail polish remover: tẩy sơn móng tay
- Oval /’ouvəl/: cũng là móng tròn nhưng hơi nhọn hơn around
- Pedicure /’pedikjuə/: làm móng chân
- Ppolish change /’pouliʃ tʃeindʤ/: đổi nước sơn
- Shape /ʃeip/: hình dáng của móng
- Skin pigmentation : da bị nám
- Toe nail /’touneil/: móng chân
Từ vựng tiếng Anh về ngành nail
1. Would you like to foot massage or body massage?
=> Bạn muốn xoa bóp thư giãn chân hay toàn thân
2. The foot massage cost is 20USD.
=> Thư giãn chân có giá là 20 đô la
3. Please turn off the air conditioning.
5. Please sit down here and enjoy the massage
=> Hãy ngồi xuống đây và tận hưởng dịch vụ thư giãn
7. Did you book before you come here?
=> Bạn có đặt trước chỗ khi bạn tới đây không
8. All of our skincare cream is Decle'or's product
=> Tất cả các mỹ hẫm dưỡng da của chúng tôi đề là sản phẩm của Decle
=> Bạn hãy đi tắm lại cho sạch.
10. After the course of treatment, your skin will be brighter, smoother, and less wrinkles.
=> Sau quá trình điều trị da bạn sẽ sáng hơn, ít nếp nhăn hơn và mềm mại hơn Chúc các bạn thành công!
Trên đây là từ vựng tiếng Anh ngành nail nhằm giúp cho các bạn đang làm trong ngành nail có thể bổ túc ngay tiếng Anh cho mình, cần thiết khi gặp khách hàng nước ngoài. Bạn có thể tham khảo thêm từ vựng ở chuyên mục cách học từ vựng tiếng Anh của Lopngoaingu.com để nâng cao trình độ bản thân nhé. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Lopngoaingu.com chúc các bạn học tiếng Anh thật tốt! Lưu ý: Trong tất cả các bài viết, các bạn muốn nghe phát âm đoạn nào thì chọn hãy tô xanh đoạn đó và bấm nút play để nghe.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:
Thừa Thiên Huế là một tỉnh ven biển, có vị trí chiến lược với vị thế vai trò đặc biệt với vùng và quốc gia. Tỉnh nằm ở cực Nam vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, trên các hành lang kinh tế Bắc - Nam (Lạng Sơn - Hà Nội - TP Hồ Chí Minh - Cà Mau). Với sự bổ trợ của hành lang phụ là dải đất ven biển từ Quảng Ninh đến Cà Mau và hành lang kinh tế dọc đường Hồ Chí Minh: cao tốc Bắc - Nam phía Tây và hành lang Đông Tây: Lao Bảo - Đông Hà - Đà Nẵng; là một trung tâm đầu mối của vùng động lực Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam - Quảng Ngãi (Vùng động lực Miền Trung). Thành phố Huế, nơi tập trung nhiều giá trị lịch sử-văn hoá, di sản; có khả năng mở rộng, kết nối với mạng lưới đô thị toàn tỉnh tạo ra địa bàn hấp dẫn thu hút đầu tư hình thành các ngành dịch vụ chất lượng cao, trung tâm chuyên ngành cấp quốc gia và công nghiệp công nghệ cao.
Tuy nhiên, nhận thức về vị trí, vai trò của Thừa Thiên Huế cũng như giá trị văn hóa di sản còn hạn chế; Cải cách hành chính chưa đáp ứng được yêu cầu; Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và sự tham gia của nhân dân trong việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ chính trị được giao; Huy động và sử dung chưa hiệu quả các nguồn lực xã hội; chưa xây dựng được cơ chế và chính sách đặc thù, tạo ra sự phát triển đột phá cho Tỉnh.
Nhằm tạo đầy đủ cơ sở pháp lý làm động lực thúc đẩy tỉnh Thừa Thiên Huế khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế của mình, ngày 15 tháng 05 năm 2020 Chính Phủ đã ban hành Quyết định số: 646/QĐ-TT phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch sẽ cụ thể hóa các chủ trương, chính sách, chiến lược phát triển của Đảng, Nhà nước và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế nhiệm kỳ 2020 – 2025 về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế. Phát huy các mặt mạnh, khắc phục các điểm yếu, tranh thủ các cơ hội, vượt qua các khó khăn thách thức để phát triển bền vững tỉnh Thừa Thiên Huế về kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường và đảm bảo quốc phòng, an ninh tương xứng với tiềm năng, lợi thế của Tỉnh.
1. Quan điểm phát triển của Tỉnh
- Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phù hợp định hướng, tầm nhìn phát triển đất nước, tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 của cả nước; các chủ trương, đường lối, của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
-Tổ chức không gian phát triển theo hướng mô hình đô thị trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế. Phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, thông minh. Đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực đầu tư từ các thành phần kinh tế. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
- Phát huy các tiềm năng, lợi thế so sánh, vị trí chiến lược - cửa ngõ của hành lang kinh tế Đông-Tây; di sản văn hóa, lịch sử đặc sắc, phong phú trọng tâm là Kinh thành Huế; cảnh quan tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đa dạng.
- Phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực quan trọng nhất và mục tiêu của sự phát triển.
- Bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh; giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội, chủ quyền biên giới quốc gia; mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế.
2. Mục tiêu tổng quát của quy hoạch
- Đến năm 2025: Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hoá Huế, với đặc trưng văn hoá, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.
- Đến năm 2030: Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; trung tâm kinh tế biển, cực tăng trưởng của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; đô thị phát triển bền vững theo mô hình tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng; là khu vực phòng thủ vững chắc về quốc phòng-an ninh và phòng tuyến hợp tác, cạnh tranh kinh tế quốc tế.
- Tầm nhìn đến năm 2050: Thừa Thiên Huế thuộc nhóm có trình độ phát triển kinh tế ở mức cao của cả nước. Trở thành đô thị di sản, thông minh và sáng tạo; thành phố Festival, trung tâm văn hóa, giáo dục, du lịch và y tế chuyên sâu đặc sắc của Khu vực Đông Nam Á, là điểm đến an toàn, thân thiện, tiện ích và là xứ sở của hạnh phúc.
Trong đó, các chỉ tiêu phát triển kinh tế chủ yếu:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân giai đoạn 2021-2030 là 9-10%/năm, trong đó nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,5-4%/năm; công nghiệp xây dựng 10-11%/năm; dịch vụ 11,5-12,5%/năm;
- Cơ cấu kinh tế: Nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm khoảng 5-7%; công nghiệp xây dựng chiếm khoảng 33-35%; dịch vụ chiếm khoảng 54-56% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 7-8%;
- GRDP bình quân đầu người đạt 6.000 USD;
- Đóng góp vào GRDP một số lĩnh vực kinh tế quan trọng: Kinh tế số khoảng 30%, Kinh tế biển khoảng 35-40%; mức đóng góp năng suất của các nhân tố tổng hợp (TFP) trên 50%;
- Tốc độ tăng tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân giai đoạn 2021-2030 khoảng 10%/năm;
- Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân giai đoạn 2021-2030 đạt trên 7-8%/năm;
- Tỷ lệ đô thị hóa trên 65-70%;
- Thuộc nhóm dẫn đầu cả nước về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), chỉ số cải cách hành chính (PAR Index), chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) và chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI); chỉ số chuyển đổi số (DTI);
3. Các nhiệm vụ trọng tâm và các khâu đột phá
- Cụ thể hóa quan điểm, mục tiêu, các chỉ tiêu và nhiệm vụ của Nghị quyết số 54/NQ/TW về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế nhiệm kỳ 2020 - 2025 về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế; đưa Thừa Thiên Huế trở thành địa phương có tốc độ tăng trưởng khá, là cực tăng trưởng của khu vực miền Trung, có thu nhập bình quân đầu người cao hơn bình quân của cả nước.
- Đổi mới mô hình tăng trưởng và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thời kỳ quy hoạch trên nền tảng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số và chuyển đổi số; huy động và sử dụng tối ưu các nguồn lực để thực hiện mục tiêu thành lập, xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc TW.
- Phát huy nội lực và các lợi thế để phát triển du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, trọng tâm là dịch vụ du lịch gắn với phát huy giá trị di sản lịch sử.
- Phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, có tính nền tảng và có lợi thế so sánh, nhất là công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin, kinh tế số được định hướng là một trong 3 trụ cột phát triển trong thời kỳ mới của Thừa Thiên Huế.
- Phát triển ngành nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao, hữu cơ, liên kết theo chuỗi giá trị, gắn với thị trường tiêu thụ và thích ứng với biến đổi khí hậu; Gắn phát triển nông nghiệp, phát triển rừng bền vững với phát triển du lịch, nhất là ở các địa bàn miền núi.
- Phát triển kinh tế biển và đầm phá trên cơ sở tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học và các hệ sinh thái.
- Phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, tập trung vào các hạ tầng trọng điểm có tác động lan toả phát triển Vùng.
- Đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược: (1) Đẩy nhanh tốc độ phát triển và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại bảo đảm liên thông, tổng thể, trọng tâm ưu tiên là phát triển hạ tầng giao thông chiến lược, công nghệ thông tin, viễn thông, cảng biển và dịch vụ cảng biển, hạ tầng logistics, hạ tầng các khu công nghiệp, khu kinh tế, hạ tầng đô thị để khai thác, phát huy cơ hội thu hút các làn sóng đầu tư trong và ngoài nước. (2) Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và lao động có kỹ năng gắn với nhanh chóng tăng quy mô và nâng cao chất lượng dân số đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững của Tỉnh. (3) Nâng cao chất lượng cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, hiệu lực, hiệu quả thực thi thể chế, chính sách, pháp luật.
- Phát triển bền vững kinh tế biển, đầm phá xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một trong những trung tâm kinh tế biển mạnh của cả nước, cực tăng trưởng, động lực phát triển của Vùng KTTĐMT và cả nước với hệ thống cảng biển nước sâu Chân Mây đồng bộ, hiện đại gắn với phát triển kinh tế.
- Phát huy vai trò quan trọng, có tính động lực, tiềm năng khác biệt, lợi thế cạnh tranh của tỉnh, của Vùng. Phát triển các khu công nghiệp có năng lực cạnh tranh quốc gia và quốc tế.
- Đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa - hiện đại hóa - đô thị hóa, phát triển hệ thống đô thị di sản kết hợp đô thị hiện đại, thông minh.
- Bảo tồn phát huy các di sản lịch sử, văn hoá và thiên nhiên; xây dựng hệ sinh thái dân sinh hấp dẫn với cơ chế chính sách đặc thù; chính sách khuyến khích và hỗ trợ vượt trội để thu hút và giữ chân nhân tài, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyển dịch cơ cấu lao động việc làm. Bồi đắp, phát huy giá trị vai trò và con người Huế làm nền tảng phát triển bền vững.
4. Phương hướng phát triển ngành công nghiệp và dịch vụ của Tỉnh
Tập trung phát triển mạnh công nghiệp xanh, theo hướng hiện đại, phù hợp với tiềm năng, lợi thế so sánh, sử dụng công nghệ sạch, đảm bảo môi trường, tham gia sâu vào chuỗi giá trị sản phẩm, tạo giá trị gi/a tăng cao, có tác động lan tỏa và trở thành ngành kinh tế có đóng góp quan trọng trong GRDP, tạo nguồn thu ngân sách, giải quyết việc làm. Phát triển các cụm ngành chế biến - chế tạo có hàm lượng R&D cao với các trường đại học; tăng nhanh tỷ trọng đóng góp của công nghiệp chế biến, chế tạo có hàm lượng công nghệ cao, đưa ngành công nghiệp chế biến chế tạo trở thành một trụ cột chính trong nền kinh tế.
Định hướng phát triển một số ngành công nghiệp chủ yếu:
- Phát triển các ngành công nghiệp ứng dụng công nghệ cao; công nghiệp phụ trợ, công nghiệp chế biến - chế tạo; công nghiệp sản xuất rô bốt, thiết bị tích hợp vận hành tự động, điều khiển từ xa; thiết bị, dụng cụ y tế; cơ khí chế tạo, lắp ráp ô tô; công nghiệp du thuyền, sản xuất đồ dùng thể thao, dụng cụ chơi golf;... tại Khu công nghiệp Phú Bài, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô.
- Tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may; công nghiệp chế biến sâu từ cát silicat tại Khu công nghiệp Phong Điền.
- Ưu tiên phát triển công nghiệp năng lượng sạch, năng lượng tái tạo (điện khí, điện gió,…) tại Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô.
- Phát triển sản xuất hóa phẩm, dược phẩm, chế phẩm sinh học, sản xuất thuốc, vắc xin,... gắn với vùng nguyên liệu tập trung. Mở rộng cụm ngành sản xuất đồ uống, sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ, nông nghiệp công nghệ cao kết hợp phát triển du lịch.
- Dịch vụ du lịch: Phát triển sản phẩm du lịch đa dạng, chất lượng phù hợp với nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế. Hình thành hệ sinh thái du lịch thông minh; phát triển các sản phẩm sinh thái, văn hoá; tập trung khai thác sản phẩm du lịch ẩm thực đa dạng và đặc sắc của Thừa Thiên Huế.
- Dịch vụ thương mại: Đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ thương mại, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, tài chính, ngân hàng và các dịch vụ có giá trị gia tăng cao. Phát triển thương mại điện tử; xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng thương mại theo hướng đồng bộ hiện đại.
- Dịch vụ vận tải logistics:Phát triển các trung tâm logistics theo hướng đồng bộ chuyên nghiệp, tận dụng lợi thế sẵn có về vị trí địa lý, hành lang giao thông để tạo sự phát triển bền vững gắn với đảm bảo an ninh quốc phòng.
Để phát triển ngành công nghiệp và dịch vụ của Tỉnh cần phải thu hút đầu tư, tạo ra việc làm và xác định các động lực tăng trưởng, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Phương hướng phát triển ngành công nghiệp và dịch vụ của Tỉnh cần phát huy các mặt mạnh, khắc phục các điểm yếu, tranh thủ các cơ hội, vượt qua các khó khăn thách thức để phát triển bền vững tỉnh Thừa Thiên Huế tương xứng với tiềm năng, lợi thế./.
Nguồn: Dự thảo “Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050”.
Phòng thông tin và xúc tiến thương mại - VIOIT
service sector, tertiary sector
Ngành dịch vụ là một lĩnh vực kinh tế và công nghiệp liên quan đến cung cấp các dịch vụ cho khách hàng. Nó bao gồm các ngành như nhà hàng, khách sạn, du lịch, giải trí, chăm sóc sức khỏe, ngân hàng, bảo hiểm, giao thông vận tải, và nhiều lĩnh vực khác.
Ngành dịch vụ tiếng Anh là gì? Ngành dịch vụ trong tiếng Anh được gọi là “service industry” /ˈsɜːvɪs ˈɪndəstri/.
Ngành dịch vụ là một phần của nền kinh tế tập trung vào việc cung cấp các dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Trong ngành này, các doanh nghiệp và tổ chức cung cấp một loạt các dịch vụ cho khách hàng, thay vì sản xuất hàng hóa vật chất. Các ngành dịch vụ bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau như du lịch, nhà hàng, dịch vụ tài chính, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, công nghệ thông tin…