Sau ảnh hưởng của đại dịch Covid, sức mua của thế giới đang phục hồi, dẫn đến các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU ngày càng gia tăng. Dù vậy, nhiều chuyên gia lưu ý, đây là thị trường “khó tính” với quy định khắt khe về thủ tục hải quan và bảo vệ sức khỏe người dùng. Do đó, để đảm bảo điều kiện được EU đặt ra, doanh nghiệp nên lựa chọn đơn vị xuất khẩu uy tín, điển hình như 3W Logistics.
Sau ảnh hưởng của đại dịch Covid, sức mua của thế giới đang phục hồi, dẫn đến các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU ngày càng gia tăng. Dù vậy, nhiều chuyên gia lưu ý, đây là thị trường “khó tính” với quy định khắt khe về thủ tục hải quan và bảo vệ sức khỏe người dùng. Do đó, để đảm bảo điều kiện được EU đặt ra, doanh nghiệp nên lựa chọn đơn vị xuất khẩu uy tín, điển hình như 3W Logistics.
Trong tháng 3/2023, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường EU đạt 55,2 triệu USD, giảm 26,4% so với tháng 3/2022. Tính chung 3 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường này đạt khoảng 133,2 triệu USD, giảm 37,1% so với cùng kỳ năm 2022. Mặc dù các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu vào EU nhận được nhiều ưu đãi về thuế suất, tuy nhiên những tiêu chuẩn về kĩ thuật, chất lượng cũng như chứng minh xuất xứ mà phía thị trường này đặt ra là việc không dễ dàng đối với các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc Trung Quốc mở cửa trở lại tạo nhiều áp lực cạnh tranh đối với các sản phẩm gỗ của Việt Nam tại thị trường Châu Âu.
Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU không thể thiếu các mặt hàng dệt may. EU là thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ 2 của Việt Nam sau Hoa Kỳ, chiếm tỷ trọng 10,1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước (năm 2021). Các sản phẩm dệt may đạt được tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ nhờ được áp dụng thuế suất 0% bởi hiệp ddiejnh EVFTA.
Việt Nam xuất khẩu hàng dệt may sang 26/27 thị trường thuộc Khối EU, trong đó, Đức, Hà Lan, Pháp và Bỉ lần lượt là 4 thị trường xuất khẩu lớn nhất, chiếm 72,7% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang EU. Đáng chú ý, 9 tháng năm 2022, tốc độ tăng trưởng của các mặt hàng dệt may được Việt Nam xuất sang EU đều tăng so với cùng kỳ năm 2021, như Đức tăng 50,6%, Hà Lan tăng 58,2%, Pháp tăng 37,5%, Bỉ tăng 37%.
Giày dép cũng nằm trong danh sách các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang EU. Sau khi hiệp định EVFTA có hiệu lực, tình hình xuất khẩu mặt hàng giày dép của Việt Nam được cải thiện và tăng trưởng đáng kể. Cụ thể, quý 1/2021 đã tăng 19,2% so với cùng kỳ năm 2020. Việt Nam xuất khẩu mặt hàng giày dép sang các thị trường thuộc khối EU đều tăng, trong đó Bỉ tăng 37,0%, Hà Lan tăng 23,4%, Italia tăng 14,3%, Tây Ban Nha tăng 39,2%...
Sự tăng trưởng này nhờ vào lộ trình cắt giảm thuế quan của EU dành cho giày dép Việt Nam khá nhanh và sâu. Toàn bộ các dòng hàng giày dép được cắt giảm thuế suất về 0% với lộ trình tối đa 7 năm. Trong đó, một số mặt hàng cơ bản được cắt giảm về 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực, một số mặt hàng khác có lộ trình cắt giảm dài hơn nhưng cũng chỉ từ 3-7 năm. Nhờ đó, các doanh nghiệp xuất khẩu giày dép của Việt Nam được hưởng nhiều ưu đãi khi EVFTA có hiệu lực.
Thủy hải sản cũng nằm trong danh sách các mặt hàng xuất khẩu của Việt nam sang EU. Thị trường Châu Âu là thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng cho các mặt hàng thủy hải sản của Việt Nam. Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu thủy hải sản của Việt Nam sang thị trường EU đạt khoảng 1,077 tỷ USD, tăng 12,3% so với năm 2020, đưa EU vào vị trí thứ 3 sau Mỹ và Nhật Bản. Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang EU được kể đến như là:
Tôm: Năm 2021, xuất khẩu tôm đạt 613,136 triệu USD, tăng 18.6% so với năm 2020 (517,108 triệu USD). Trong đó, tỉ trọng xuất khẩu sang Hà Lan tăng 10%, xuất khẩu sang Đức tăng 25% và xuất khẩu sang Bỉ tăng 19%.
Cá ngừ: Năm 2021, tỉ trọng xuất khẩu tăng 13,4%, tăng 6,4% so với năm 2020. Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng được sản xuất từ cá ngừ tăng mạnh, trong đó cá ngừ tươi lại có dấu hiệu giảm.
Cá tra: Là một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ yếu sang thị trường EU. Tuy nhiên, 3 năm trở lại đây tỉ trọng xuất khẩu cá tra bị giảm sút. Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu của cá tra chỉ đạt 106.190 triệu USD, giảm gần 17% so với cùng kì năm 2020. Nguyên nhân do sự cạnh tranh của mặt hàng này tại EU khá lớn, lượng tiêu thụ cá tra ở thị trường các nước trong khối EU cũng chưa tăng.
Trong 5 tháng đầu năm nay, xuất khẩu sắt thép từ Việt Nam sang EU đạt 713.000 tấn, tăng gấp 5 lần so với cùng kì năm ngoái. Chỉ sau hơn 5 tháng, sản lượng thép xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này đã tăng hơn gấp đôi so với lượng xuất khẩu của cả năm ngoái (chỉ đạt 309.000 tấn, trị giá 235,5 triệu USD).
Sắt thép cũng nằm trong danh sách các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU, nguồn: Sưu tầm
Mặt hàng máy tính, linh kiện và sản phẩm điện tử là các mặt hàng không thể thiếu trong danh sách các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Trong 10 tháng của năm 2022, xuất khẩu máy tính và sản phẩm điện tử sang thị trường EU đạt trên 5,43 tỷ USD, tăng 12,96% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 11,65% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Một số chủng loại máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện xuất khẩu sang EU đạt kim ngạch cao gồm có: Màn hình các loại; Máy in, máy photocopy và linh kiện; Máy tính xách tay, máy tính bảng; Bộ nhớ; Bộ vi xử lý; Thiết bị âm thanh; Máy scan, máy quét; Card các loại và linh kiện; Thiết bị chuyển đổi tín hiệu; Đi ốt - thiết bị bán dẫn; Ổ đĩa vi tính…
EU hiện là thị trường xuất khẩu máy móc thiết bị lớn nhất của nước ta. Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU trong đó có máy móc, thiết bị đã ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng. Trong 10 tháng năm 2022, xuất khẩu máy móc thiết bị của Việt Nam sang EU đạt hơn 4,05 tỷ USD, tăng 46,83% so với cùng kỳ năm 2021, chiếm tỷ trọng tới 10,62% trong tổng xuất khẩu máy móc thiết bị của cả nước. Tổng kim ngạch xuất khẩu máy móc thiết bị sang thị trường này cả năm 2022 đạt khoảng 4,86 tỷ USD, tăng mạnh 76,2% so với năm 2021.
Trong khối thị trường này, Hà Lan là thị trường nhập khẩu máy móc thiết bị lớn nhất của nước ta đạt hơn 1,63 tỷ USD trong 10 tháng năm 2022, tăng mạnh 61,99% so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 34,62% tổng kim ngạch xuất khẩu máy móc thiết bị sang EU. Tiếp đến là Đức với kim ngạch xuất khẩu trong 10 tháng năm 2022 đạt hơn 1,34 tỷ USD, tăng 62,5% so với cùng kỳ năm trước; chiếm 28,49% tổng kim ngạch xuất khẩu máy móc thiết bị sang EU.
Để các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU thuận lợi, các doanh nghiệp cũng cần hợp tác với doanh nghiệp vận chuyển uy tín. InterLOG tự hào là doanh nghiệp với gần 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực logistics và giao nhận vận tải hàng hóa. Cùng với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm sẽ sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến dịch vụ với quý khách hàng.
Liên hệ ngay với InterLOG để được tư vấn và báo giá chi tiết: TẠI ĐÂY
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng thời gian tới, nếu Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (IPA) được phía EU phê chuẩn thì chắc chắn quan hệ thương mại giữa hai bên sẽ có tiềm năng phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
Liên minh châu Âu (EU) coi việc Việt Nam vươn lên trở thành đối tác thương mại hàng đầu của khối này trong ASEAN là một “minh chứng sống động” cho thành công của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA).
Đây là khẳng định của Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) kiêm Cao ủy Thương mại EU Valdis Dombrovskis tại Phiên họp lần thứ ba của Ủy ban thương mại EVFTA diễn ra sáng 1/12 tại thủ đô Brussels của Bỉ.
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, phiên họp được tiến hành dưới sự đồng chủ trì của Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên và ông Valdis Dombrovskis.
Đoàn Việt Nam tham dự phiên họp có đại diện của các bộ Công Thương, Ngoại giao, Tài chính, Lao động-Thương binh và Xã hội, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Giao thông vận tải, Công an và Y tế.
Tại phiên họp, hai bên đã rà soát toàn diện tình hình thực thi Hiệp định trong các lĩnh vực liên quan đến thương mại hàng hóa, các biện pháp kiểm dịch động, thực vật, thương mại và phát triển bền vững… cũng như thảo luận về định hướng xử lý, hợp tác triển khai đối với các vấn đề hai bên cùng quan tâm.
Đây là phiên họp trực tiếp đầu tiên giữa hai bên kể từ khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, sau các lần họp trực tuyến trước đó do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
EVFTA là một trong những hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới đầu tiên của Việt Nam và cũng là hiệp định FTA thế hệ mới đầu tiên mà EU ký với một nước đang phát triển ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nên được cả hai bên rất quan tâm trong quá trình thực thi.
Ngoài ra, mốc 3 năm lại là giai đoạn đặc biệt quan trọng, vì phần lớn các nghĩa vụ đều được thực thi trong giai đoạn này.
Xuất-nhập khẩu giữa Việt Nam và EU trong giai đoạn 2012-2022 có xu hướng mở rộng quy mô và đối tác, với tốc độ tăng trưởng trung bình xuất khẩu đạt 10,5%/năm và nhập khẩu đạt 6,4%/năm.
Trong suốt thời gian qua, EU đánh giá cao việc Việt Nam đã thực thi nghiêm túc nhiều nghĩa vụ mới, đặc biệt là trong việc thành lập Nhóm tư vấn trong nước (DAG) về phát triển bền vững, ban hành Bộ luật Lao động sửa đổi, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi…
Những thành công của Việt Nam cũng đã khích lệ nhiều nước khác trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tiến hành thảo luận với EU về khả năng đàm phán FTA song phương để thúc đẩy hơn nữa thương mại và đầu tư của EU với khu vực.
Tại phiên thảo luận, Phó Chủ tịch EC Valdis Dombrovskis dẫn số liệu của EU cho biết xuất khẩu của Việt Nam sang EU đang cao hơn 4 lần xuất khẩu của EU sang Việt Nam.
Vì thế, ông Dombrovskis đề nghị Việt Nam tiếp tục các nỗ lực nhằm tạo sự cân bằng thương mại giữa hai bên, thông qua việc chú trọng các lĩnh vực lao động-công đoàn, dược phẩm, đăng kiểm ôtô nhập khẩu từ EU và phê duyệt nông sản nhập khẩu từ EU...
Về phần mình, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên hoan nghênh tiến trình thực thi thành công Hiệp định EVFTA trong 3 năm đầu tiên.
Bộ trưởng cho rằng trong thời gian tới, nếu Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (IPA) được phía EU phê chuẩn thì chắc chắn quan hệ thương mại giữa hai bên sẽ có tiềm năng phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
Việt Nam khẳng định sẽ thực thi nghiêm túc các cam kết trong EVFTA, đặc biệt trong các lĩnh vực EU quan tâm.
Bên cạnh các nội dung song phương, hai bên cũng đã trao đổi về các vấn đề đa phương như hợp tác khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, cải cách Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và công tác chuẩn bị cho Hội nghị bộ trưởng WTO lần thứ 13 (MC13), dự kiến diễn ra tại Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) vào tháng 2/2024.
Theo thứ tự luân phiên, trong năm 2024, Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức phiên họp Ủy ban thương mại lần thứ tư và các phiên họp của các Ủy ban chuyên môn liên quan của Hiệp định EVFTA.
Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Brussels, bà Mariella Cantagalli, chuyên viên cao cấp Tổng vụ thương mại EC, đánh giá cuộc họp đã diễn ra mang tính xây dựng và một lần nữa là minh chứng cho mối quan hệ tốt đẹp giữa EU và Việt Nam.
Theo bà, hiệp định EVFTA rất tích cực đối với cả hai bên và đây là hiệp định có đầy đủ khả năng thúc đẩy trao đổi thương mại giữa 27 quốc gia EU và các doanh nghiệp châu Âu với các doanh nghiệp Việt Nam.
Sau 3 năm thực thi EVFTA, theo số liệu của EU, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sáng EU đã tăng gần 50%, đưa Việt Nam trở thành đối tác thương mại đứng đầu trong số các nước ASESAN.
Trong số các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU, các mặt hàng nông nghiệp như gạo, hạt điều, hạt tiêu, cao su có mức tăng nhiều nhất.
Ở chiều ngược lại, xuất khẩu của EU sang Việt Nam cũng tăng hơn 40%, chủ yếu là các mặt hàng như máy móc, phụ tùng, nguyên phụ liệu dệt may, da giày, sữa và các sản phẩm từ sữa, bánh kẹo…/.
Việt Nam xuất khẩu sang Malaysia 39 mặt hàng chính, trong đó có 6 mặt hàng xuất khẩu đạt trên 100 triệu USD với tổng 1,49 tỷ USD.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, nửa đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang Malaysia đạt 2,61 tỷ USD, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam xuất khẩu sang Malaysia 39 mặt hàng chính, trong đó có 6 mặt hàng xuất khẩu đạt trên 100 triệu USD với tổng 1,49 tỷ USD, chiếm 57% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang thị trường này.
Sắt thép là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang Malaysia với 307 triệu USD
Sắt thép là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất sangMalaysia với 307 triệu USD, tuy nhiên so với cùng kỳ lại giảm 0,2%. Trong khi kim ngạch xuất khẩu sắt thép giảm thì lượng lại ghi nhận tăng từ 428.883 tấn lên 450.449 tấn. Sự chênh lệch đến từ việc giá xuất khẩu sắt thép bình quân từ Việt Nam sang quốc gia Đông Nam Á này giảm 5%, từ 719 USD/tấn tại cùng kỳ năm trước xuống còn 683,1 USD/tấn tại nửa đầu năm 2024.
Sau sắt thép, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ hai với 277 triệu USD, giảm 12% so với cùng kỳ năm trước. Đứng vị trí thứ ba là gạo với 274 triệu USD, tăng tới 188% so với cùng kỳ năm trước. Diễn biến này được tác động bởi sự tăng trưởng cả về lượng và giá. Cụ thể, lượng gạo xuất khẩu sang Malaysia tăng tới 133% so với cùng kỳ năm trước, lên mức 461.555 tấn. Giá gạo xuất khẩu bình quân cũng tăng từ 487 USD/tấn lên 595 USD/tấn, tương ứng tăng 22% so với cùng kỳ năm trước.
Các mặt hàng trong nhóm trên 100 triệu USD còn có điện thoại và linh kiện với 246 triệu USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm trước; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác với 202 triệu USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước; sản phẩm hóa chất với 189 triệu USD, giảm sâu 42% so với cùng kỳ năm trước.
Trong nhóm may mặc, Việt Nam xuất khẩu hàng dệt may sang Malaysia mang về 77 triệu USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước; giày dép với 55 triệu USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước; xơ sợi dệt thu về 15 triệu USD, giảm 7% so với cùng kỳ năm trước.
Trong nhóm lâm nghiệp, gỗ và sản phẩm gỗ là mặt hàng có kim ngạch lớn nhất với 75 triệu USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước; giấy và sản phẩm từ giấy xuất khẩu sang Malaysia cũng thu về 32 triệu USD, giảm 11% so với cùng kỳ năm trước.
Trong nhóm nông, thủy sản, ngoài gạo, Việt Nam còn xuất khẩu 19.605 tấn cà phê sang Malaysia, mang về 79 triệu USD, tăng tới 105% so với cùng kỳ năm trước về kim ngạch. Đứng sau là mặt hàng thủy sản đat 51 triệu USD, giảm 15% so với cùng kỳ năm trước; rau quả với 27 triệu USD, giảm nhẹ 0,3% so với cùng kỳ năm trước; sắn và sản phẩm từ sắn đạt 5,7 triệu USD, tăng tới 78% so với cùng kỳ năm trước; hạt tiêu với 4,8 triệu USD, tăng 29% so với cùng kỳ năm trước; chè với 2 triệu USD, tăng 42%so với cùng kỳ năm trước.
Trong 39 mặt hàng xuất khẩu chính sang Malaysia, 17 mặt hàng có kim ngạch giảm và 22 mặt hàng tăng về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Hóa chất là mặt hàng có kim ngạch tăng trưởng cao nhất với tăng 304% so với cùng kỳ năm trước. Ngược lại, than có mức giảm lớn nhất với giảm 99% so với cùng kỳ năm trước.
Malaysia là nước có nền kinh tế có độ mở lớn, tham gia tích cực vào các hiệp định thương mại tự do đa phương và song phương và được hưởng lợi lớn từ các hiệp định này. Có thể thấy rõ điều này qua việc Malaysia xuất siêu liên tục trong nhiều năm qua. Bên cạnh đó, là quốc gia đa sắc tộc, đa văn hóa, nền kinh tế Malaysia đa dạng, có nhiều phân khúc thị trường khác biệt về văn hóa, tôn giáo nhưng cùng tồn tại và bổ sung cho nhau. Đặc tính của người tiêu dùng nhìn chung là tương đồng với Việt Nam, tuy nhiên yêu cầu về Halal (sản phẩm hợp pháp để sử dụng theo Luật Hồi giáo) là sự khác biệt lớn nhất cần lưu ý.
Từ những đặc điểm trên, có thể thấy giao thương giữa Việt Nam và Malaysia có rất nhiều thuận lợi. Thứ nhất, Malaysia là thị trường có sức mua khá, nhu cầu đa dạng và gần gũi về văn hóa tiêu dùng với hàng Việt Nam. Thứ hai, Malaysia là quốc gia có độ mở thị trường lớn và mức độ rào cản tương đối thấp với hàng xuất khẩu của Việt Nam. Về mặt khó khăn, thách thức, trước hết là sự cạnh tranh khốc liệt với các nước xuất khẩu khác, nhất là Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia. Thứ hai, các mặt hàng thực phẩm đều yêu cầu có chứng chỉ Halal, và việc đạt tiêu chuẩn này sẽ làm doanh nghiệp sản xuất tăng thêm chi phí.
VTV.vn - Các hãng xe Trung Quốc đã đẩy mạnh thâm nhập và nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường Nga với doanh số vô cùng ấn tượng.
VTV.vn - Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin hy vọng, kim ngạch thương mại giữa Nga - Trung Quốc có thể đạt mốc 200 tỷ USD ngay trong năm nay.
VTV.vn - Ngành sản xuất ô tô Trung Quốc đang tiếp tục ghi nhận những bước tiến mạnh mẽ.
VTV.vn - Sự quay trở lại của nhiều thương hiệu đã đánh dấu sự nhộn nhịp trên thị trường Nga, sau làn sóng ra đi của các doanh nghiệp phương Tây.
VTV.vn - Các thương hiệu xe hơi đến từ Trung Quốc như Haval, Chery và Geely hiện chiếm gần 40% doanh số xe mới tại Nga.
VTV.vn - Sau 3 năm khó khăn vì dịch bệnh và căng thẳng trong quan hệ với phương Tây, du khách Trung Quốc được chờ đợi sẽ tạo ra cú hích đưa ngành du lịch Nga trở lại thời gian tới.
VTV.vn - Nhiều hãng xe Trung Đông và Trung Quốc đang đẩy nhanh quá trình đàm phán với các nhà sản xuất của Nga về kế hoạch lắp ráp xe tại xứ bạch dương.
VTV.vn - Khodro, nhà sản xuất ô tô lớn nhất Iran và cũng là lớn nhất khu vực Trung Đông, Trung Á và Bắc Phi vừa tuyên bố sẽ tìm cách hợp tác phát triển với Nga.