Hình Ảnh Về Lao Động Sáng Tạo

Hình Ảnh Về Lao Động Sáng Tạo

Tin tức cập nhật liên quan đến lao động sáng tạo

Tin tức cập nhật liên quan đến lao động sáng tạo

Không chỉ làm việc với tinh thần chăm chỉ, hăng say, anh Phạm Ngọc Thuận, Phó quản đốc xưởng bột liệu, Công ty CP Xi măng Bỉm Sơn luôn nỗ lực đóng góp những sáng kiến, cải tiến nhằm nâng cao tối đa hiệu quả sản xuất. Đồng thời, tích cực học hỏi, rèn luyện nhằm nâng cao kỹ năng làm việc, trình độ chuyên môn. Qua đó, đóng góp sức mình vào sự ổn định và phát triển của doanh nghiệp.

Nhiều năm qua, tại công ty, anh Thuận luôn được biết đến là chủ nhân của nhiều sáng kiến được áp dụng hiệu quả trong các khâu, công đoạn sản xuất khác nhau, góp phần hiệu quả vào việc giảm thời gian và tăng năng suất lao động. Chỉ riêng trong năm 2015, anh Thuận đã có 3 sáng kiến được công ty công nhận, điển hình nhất trong số đó phải kể đến sáng kiến “Băng tải vận chuyển đá vôi từ băng tải dài 22-07 tới CT715-15”. Trước đó, phải dùng ô tô vận chuyển đá từ mỏ về, tốn chi phí vận chuyển, khấu hao xe. Sáng kiến này được áp dụng vận hành trong xưởng nguyên liệu từ năm 2015, ước tính làm lợi cho công ty 800 triệu đồng/năm.

Sáng kiến “Thiết kế, chế tạo trong nước và lắp đặt quạt 37.1-07 có lưu lượng lớn, trọng lượng và kích thước lớn thay thế nhập khẩu” của anh Thuận đã khắc phục được tình trạng rôto nhanh hỏng, cánh quạt nhanh mòn, ảnh hưởng đến sự an toàn, ổn định của thiết bị. Sáng kiến được áp dụng sẽ chế tạo quạt trong nước thay thế quạt nhập khẩu, giá thành hợp lý và chủ động trong sản xuất; làm lợi cho công ty 4 tỷ đồng/năm.

Ngoài ra, trong những năm qua anh còn có nhiều sáng kiến, cải tiến mang tính đột phá như: Giảm động năng của liệu 1 từ băng 22-09 xuống băng rải đá vôi 22-10; chế tạo, lắp đặt bộ gạt liệu máy cào đá 22-11; thay đổi kết cấu dầm tỳ trên của dàn bừa cào đá 22-11; lắp đặt tuyến đường vận chuyển nguyên liệu quá cỡ đến điểm thu gom; gia công bộ kẹp chống piston con lăn máy nghiền... Tổng giá trị làm lợi từ các sáng kiến của anh ước tính 5,5 tỷ đồng/năm.

Nỗ lực đóng góp cho doanh nghiệp

Bản thân anh Thuận trong quá trình lao động luôn bám sát kế hoạch sản xuất của đơn vị, cùng tập thể lãnh đạo công ty phối hợp với các phòng, ban chức năng xây dựng kế hoạch sản xuất và sửa chữa hàng tháng, đảm bảo máy móc thiết bị luôn hoạt động ổn định. Được giao nhiệm vụ theo dõi, lập kế hoạch kiểm soát hoạt động của các thiết bị và quản lý chất lượng công việc sửa chữa, anh cũng đã luôn bám sát công việc, chỉ đạo đội ngũ thợ vận hành nhằm phát hiện sớm những nguy cơ xảy ra sự cố với thiết bị. Từ đó, anh đã có nhiều giải pháp sáng tạo, đổi mới trong cách nghĩ, cách làm, từng bước vượt qua khó khăn, thích ứng phù hợp với từng giai đoạn đổi mới và phát triển của công ty. Hiện nay, các thiết bị trong dây chuyền do anh quản lý luôn ở trong tình trạng kỹ thuật tốt, vận hành liên tục với năng suất cao và chi phí thấp, góp phần cùng công ty sản xuất ổn định, phát triển.

Anh Thuận cho biết với mục tiêu tiết kiệm năng lượng trong sản xuất, trong thời gian qua anh cùng với ban lãnh đạo công ty thường xuyên theo dõi tình trạng thiết bị, nguyên vật liệu, chỉ đạo người lao động trong đơn vị vận hành tối ưu các thông số kỹ thuật, khai thác tối đa năng suất thiết bị, ưu tiên chạy máy vào thời gian giá điện thấp, tránh giờ cao điểm. Tập trung triển khai nghiên cứu các chuyên đề xử lý các nút thắt trong dây chuyền công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm định mức trong sản xuất. Đồng thời, tăng cường kèm cặp đào tạo nâng cao trình độ, ý thức trách nhiệm và tác phong làm việc cho đội thợ tuần tra thiết bị trong xưởng đáp ứng yêu cầu của công việc đặt ra.

Trò chuyện cùng chúng tôi, anh khiêm tốn: “Thành công của tôi hôm nay là do tập thể ủng hộ, giúp đỡ. Lãnh đạo công ty cũng tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi phát huy hết khả năng sáng tạo và tự chịu trách nhiệm về các đề tài sáng kiến của mình. Từ đó đã tạo động lực để mỗi ngày không ngừng nỗ lực phấn đấu, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao”. Với tinh thần trách nhiệm trong công việc và những thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, anh đã vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen; Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng Bằng Lao động sáng tạo; Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh đã có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua yêu nước tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2015-2020; nhiều năm liên tục anh đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở.

Không chỉ làm việc với tinh thần chăm chỉ, hăng say, anh Phạm Ngọc Thuận, Phó quản đốc xưởng bột liệu, Công ty CP Xi măng Bỉm Sơn luôn nỗ lực đóng góp những sáng kiến, cải tiến nhằm nâng cao tối đa hiệu quả sản xuất. Đồng thời, tích cực học hỏi, rèn luyện nhằm nâng cao kỹ năng làm việc, trình độ chuyên môn. Qua đó, đóng góp sức mình vào sự ổn định và phát triển của doanh nghiệp.

Nhiều năm qua, tại công ty, anh Thuận luôn được biết đến là chủ nhân của nhiều sáng kiến được áp dụng hiệu quả trong các khâu, công đoạn sản xuất khác nhau, góp phần hiệu quả vào việc giảm thời gian và tăng năng suất lao động. Chỉ riêng trong năm 2015, anh Thuận đã có 3 sáng kiến được công ty công nhận, điển hình nhất trong số đó phải kể đến sáng kiến “Băng tải vận chuyển đá vôi từ băng tải dài 22-07 tới CT715-15”. Trước đó, phải dùng ô tô vận chuyển đá từ mỏ về, tốn chi phí vận chuyển, khấu hao xe. Sáng kiến này được áp dụng vận hành trong xưởng nguyên liệu từ năm 2015, ước tính làm lợi cho công ty 800 triệu đồng/năm.

Sáng kiến “Thiết kế, chế tạo trong nước và lắp đặt quạt 37.1-07 có lưu lượng lớn, trọng lượng và kích thước lớn thay thế nhập khẩu” của anh Thuận đã khắc phục được tình trạng rôto nhanh hỏng, cánh quạt nhanh mòn, ảnh hưởng đến sự an toàn, ổn định của thiết bị. Sáng kiến được áp dụng sẽ chế tạo quạt trong nước thay thế quạt nhập khẩu, giá thành hợp lý và chủ động trong sản xuất; làm lợi cho công ty 4 tỷ đồng/năm.

Ngoài ra, trong những năm qua anh còn có nhiều sáng kiến, cải tiến mang tính đột phá như: Giảm động năng của liệu 1 từ băng 22-09 xuống băng rải đá vôi 22-10; chế tạo, lắp đặt bộ gạt liệu máy cào đá 22-11; thay đổi kết cấu dầm tỳ trên của dàn bừa cào đá 22-11; lắp đặt tuyến đường vận chuyển nguyên liệu quá cỡ đến điểm thu gom; gia công bộ kẹp chống piston con lăn máy nghiền... Tổng giá trị làm lợi từ các sáng kiến của anh ước tính 5,5 tỷ đồng/năm.

Nỗ lực đóng góp cho doanh nghiệp

Bản thân anh Thuận trong quá trình lao động luôn bám sát kế hoạch sản xuất của đơn vị, cùng tập thể lãnh đạo công ty phối hợp với các phòng, ban chức năng xây dựng kế hoạch sản xuất và sửa chữa hàng tháng, đảm bảo máy móc thiết bị luôn hoạt động ổn định. Được giao nhiệm vụ theo dõi, lập kế hoạch kiểm soát hoạt động của các thiết bị và quản lý chất lượng công việc sửa chữa, anh cũng đã luôn bám sát công việc, chỉ đạo đội ngũ thợ vận hành nhằm phát hiện sớm những nguy cơ xảy ra sự cố với thiết bị. Từ đó, anh đã có nhiều giải pháp sáng tạo, đổi mới trong cách nghĩ, cách làm, từng bước vượt qua khó khăn, thích ứng phù hợp với từng giai đoạn đổi mới và phát triển của công ty. Hiện nay, các thiết bị trong dây chuyền do anh quản lý luôn ở trong tình trạng kỹ thuật tốt, vận hành liên tục với năng suất cao và chi phí thấp, góp phần cùng công ty sản xuất ổn định, phát triển.

Anh Thuận cho biết với mục tiêu tiết kiệm năng lượng trong sản xuất, trong thời gian qua anh cùng với ban lãnh đạo công ty thường xuyên theo dõi tình trạng thiết bị, nguyên vật liệu, chỉ đạo người lao động trong đơn vị vận hành tối ưu các thông số kỹ thuật, khai thác tối đa năng suất thiết bị, ưu tiên chạy máy vào thời gian giá điện thấp, tránh giờ cao điểm. Tập trung triển khai nghiên cứu các chuyên đề xử lý các nút thắt trong dây chuyền công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm định mức trong sản xuất. Đồng thời, tăng cường kèm cặp đào tạo nâng cao trình độ, ý thức trách nhiệm và tác phong làm việc cho đội thợ tuần tra thiết bị trong xưởng đáp ứng yêu cầu của công việc đặt ra.

Trò chuyện cùng chúng tôi, anh khiêm tốn: “Thành công của tôi hôm nay là do tập thể ủng hộ, giúp đỡ. Lãnh đạo công ty cũng tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi phát huy hết khả năng sáng tạo và tự chịu trách nhiệm về các đề tài sáng kiến của mình. Từ đó đã tạo động lực để mỗi ngày không ngừng nỗ lực phấn đấu, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao”. Với tinh thần trách nhiệm trong công việc và những thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, anh đã vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen; Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng Bằng Lao động sáng tạo; Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh đã có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua yêu nước tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2015-2020; nhiều năm liên tục anh đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở.

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC

Sáng tạo, nghiên cứu, cải tiến làm lợi cho doanh nghiệp

Gắn bó với đơn vị 17 năm qua, anh Lê Minh Hòa, Tổ trưởng Tổ điện, điện lạnh - Xưởng Sửa chữa Ô tô Thành Lợi - Công ty Cổ phần Ánh Dương Việt Nam đã có nhiều sáng tạo nghiên cứu, tìm tòi học hỏi và đặc biệt luôn luôn sáng kiến, cải tiến để làm lợi cho doanh nghiệp. Cụ thể, anh Lê Minh Hoà đã có nhiều giải pháp, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật làm lợi cho công ty hàng chục tỷ đồng. Đó là các giải pháp, sáng kiến: “Gia công bố thắng xe ô tô”; “Gia công két nước xe ô tô”; “Gia công thước lái xe ô tô”; “Gia công cáp xoắn xe ô tô”… Với những sáng kiến cải tiến kỹ thuật đã làm lợi cho công ty giá trị khoảng 1,7 tỷ đồng.

Chia sẻ sáng kiến “Gia công quạt gió dàn lạnh xe ô tô” vào năm 2019, anh Lê Minh Hòa cho biết, để đảm bảo sự mát mẻ thoải mái trên từng chuyến xe, nên cần sự hoạt động liên tục của quạt gió dàn lạnh. Vì vậy, quạt sẽ rất mau hư cổ góp và mòn chổi than. Ban đầu công ty chưa có giải pháp nên đã thay thế 1 quạt mới với giá thành cũng khá cao khoảng 2 triệu đồng/quạt. Với tinh thần ham học hỏi, thích nghiên cứu, anh đã mạnh dạn đề xuất Ban Giám đốc xưởng cho được thử nghiệm gia công sửa chữa quạt gió dàn lạnh.

Với kinh nghiệm kỹ thuật vốn có cùng vật liệu gia công ngoài thị trường nhiều nên anh đã gia công sửa chữa thành công quạt gió dàn lạnh. Và từ khi có sáng kiến này thì hầu như công ty không phải thay mới quạt dàn lạnh nào. Khả năng hoạt động giống 100% quạt gió dàn lạnh mới. Với sáng kiến này, sau khi gia công sửa chữa giá thành sẽ rẻ hơn gấp 5 lần quạt dàn lạnh mới. Sáng kiến này được công ty đánh giá cao và áp dụng rộng rãi toàn công ty và giá trị làm lợi cho công ty khoảng 300 triệu đồng/năm. Bên cạnh đó, sáng kiến này đã nhân rộng ra tất cả các xưởng sửa chữa của công ty với 5.000 xe đang phục vụ từ Bắc tới Nam.

Ngoài công tác chuyên môn, anh Lê Minh Hoà còn là Tổ trưởng Công đoàn, luôn tham gia tích cực vào các hoạt động của Công Đoàn bộ phận và Công đoàn cơ sở công ty tổ chức, như: hiến máu nhân đạo, thể dục thể thao, quyên góp ủng hộ đồng bào bị lũ lụt, ủng hộ những hoàn cảnh khó khăn trong công ty, tham gia các hội thi tìm hiểu pháp luật do Liên đoàn Lao động Quận 5 tổ chức… Bên cạnh đó, anh luôn quan tâm giúp đỡ mọi người, tạo điều kiện để mọi người cùng phát triển.

Nhận xét về anh Lê Minh Hòa, ông Nguyễn Minh Dũng, Quản lý Xưởng Ô tô Thành Lợi cho biết: Anh Hòa là một gương sáng về lao động sáng tạo của xưởng. Khi một ý tưởng, một sáng kiến nào thành công, anh đều chia sẻ để áp dụng cho tất cả các xưởng khác của công ty. Về mặt đào tạo, hướng dẫn nhân viên mới, anh vô cùng nhiệt tình, chỉ dẫn tận tình. Từ sự đào tạo của anh Hòa, nhiều công nhân khác hiện nay đã là tổ trưởng, tổ phó của các xưởng khác.

Từ những thành tích, sáng kiến của mình, anh Lê Minh Hoà được công nhận Chiến sĩ thi đua cấp công ty năm 2008; Công đoàn viên xuất sắc của Công đoàn bộ phận Xưởng Sửa chữa ô tô Thành Lợi (từ năm 2014-2019). Anh Hòa được Liên đoàn Lao động Quận 5 trao tặng Giải thưởng Trần Văn Kiểu năm 2020 và đề nghị Liên đoàn Lao động TP tặng Bằng khen “Lao động giỏi – Lao động sáng tạo” năm 2020.

Sáng kiến ứng dụng công nghệ hiện đại vào quản lý, vận hành

Anh Lê Trường Thọ, Trưởng phòng Thủy nông, Công ty TNHH MTV Quản lý Khai thác Dịch vụ Thủy lợi TPHCM đã có gần 10 công trình sáng kiến, cải tiến hữu ích, góp phần đưa hoạt động công ty ngày càng chuyên nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ hiện đại vào công tác quản lý, vận hành.

Một trong nhiều sáng kiến được anh tâm đắc nhất nhất chính là sáng kiến “Ứng dụng giải pháp công nghệ tưới tự động và phân phối nước hiệu quả (SCADA) – khu tưới kênh Đông Củ Chi”. Theo anh Lê Trường Thọ, hiện nay nguồn nước ngày càng khan hiếm, đặc biệt là nguồn nước thủy lợi kênh chính Đông, lấy nước trực tiếp từ hồ Dầu Tiếng. Do đó, phải sử dụng tiết kiệm nguồn nước, nâng cao hiệu quả sử dụng mới đáp ứng được nhiệm vụ cấp nước an toàn trên địa bàn huyện Củ Chi nói riêng và TPHCM nói chung.

Xuất phát từ thực trạng đó, anh Lê Trường Thọ đã nghiên cứu và đề xuất giải pháp “SCADA – khu tưới kênh Đông Củ Chi”. Theo anh Thọ, SCADA là một hệ thống được tích hợp trong phần mềm quản lý, giám sát, điều hành hệ thống tưới theo thời gian thực với 24 trạm kiểm soát nước tưới tự động trên 24 tuyến kênh cấp 1 thuộc hệ thống kênh Đông Củ Chi… Với sáng kiến này, đã góp phần tiết kiệm tối đa nguồn nước trên kênh Đông Củ Chi (hơn 6,5 triệu m3/năm) với giá trị ước tính hơn 2,7 tỷ đồng.

“Sáng kiến không chỉ nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng nước, giảm tình trạng nơi thiếu nước, nơi thừa nước, các số liệu vận hành công trình phục vụ tưới tiêu được tính toán một cách khoa học, tiết kiệm kiểm soát được lượng nước sử dụng; việc quản lý vận hành không còn định tính, mà định lượng rõ ràng. Các thông tin về thực trạng hoạt động của hệ thống thủy lợi phục vụ tưới tiêu được cập nhật và hiển thị trong thời gian thực tại văn phòng công ty, giúp cho việc chỉ đạo điều hành được trực quan, nhanh chóng, kịp thời, chính xác”- anh Lê Trường Thọ chia sẻ.

Cũng trong năm 2019, Công ty được giao nhiệm vụ quản lý vận hành các công trình thủy lợi trên địa bàn TP như Công trình thủy lợi kênh Đông Củ Chi, Hóc Môn - Bắc Bình Chánh, An Phú - Phú Mỹ Hưng, Cây Xanh – Bà Bếp, Tân Thạnh Đông, Hệ thống tiêu thoát nước Suối Nhum – Suối Cái,… anh Lê Trường Thọ đã đề xuất giải pháp: “Việc xây dựng sổ tay hướng dẫn duy tu, bảo dưỡng công trình thủy lợi”. Qua đó đã giải quyết được vấn đề bất cập trong thời gian qua, giúp các xí nghiệp quản lý khai thác công trình thủy lợi, các phòng ban công ty chủ động trong công tác xây dựng kế hoạch duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa các công trình thủy lợi; đảm bảo thực hiện đúng trình tự thủ tục quy định; rút ngăn thời gian thực hiện, tăng năng suất lao động…

Vào năm 2018, Công ty được giao nhiệm vụ quản lý vận hành các công trình thủy lợi trên địa bàn TPHCM phục vụ sản xuất, dân sinh, kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái, nhằm thông tin về giám sát - quan trắc vận hành công trình phải được cung cấp kịp thời… Xuất phát từ thực trạng đó, anh Lê Trường Thọ đã đề xuất giải pháp xây dựng phần mềm ứng dụng phục vụ công tác quản lý vận hành các công trình thủy lợi do Công ty quản lý, tên gọi - IMC SNAP.

“Việc ứng dụng phần mềm IMC SNAP trên các thiết bị di động giúp nâng cao hiệu quả công tác quản lý vận hành công trình, cung cấp kịp thời các thông tin cho các bộ quản lý tại các công trình thủy lợi, lãnh đạo công ty, lãnh đạo ngành và người dân về tình hình điều tiết nước, diễn biến mực nước triều lũ, ngập úng, vận hành các cống kiểm soát triều, các cống điều tiết tưới tiêu,... là một giải pháp mới, mang lại hiệu quả tích cực góp phần tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng phục vụ cho người dân. Sáng kiến này đã làm lợi cho đơn vị hàng năm 0,24 tỷ đồng.

Với thành tích của mình, anh Lê Trường Thọ được trao Huy hiệu TPHCM vì đạt thành tích 5 năm liền (từ năm 2015 đến 2019); Bằng khen của UBND TP và Bằng khen của Liên đoàn Lao động TP.