"White collar worker" (lao động áo trắng) chỉ tầng lớp lao động trí thức, thường trong những ngành nghề đòi hỏi trình độ và có thu nhập cao. Thuật ngữ xuất phát từ việc các nhân viên văn phòng xưa thường mặt áo sơ mi và cravat, thường là đội ngũ quản lí, không trực tiếp làm các công việc.
"White collar worker" (lao động áo trắng) chỉ tầng lớp lao động trí thức, thường trong những ngành nghề đòi hỏi trình độ và có thu nhập cao. Thuật ngữ xuất phát từ việc các nhân viên văn phòng xưa thường mặt áo sơ mi và cravat, thường là đội ngũ quản lí, không trực tiếp làm các công việc.
Giấy phép lao động là văn bản cho phép người nước ngoài được làm việc hợp pháp tại Việt Nam. Trên giấy phép lao động có ghi rõ thông tin về người lao động, bao gồm họ tên, số hộ chiếu, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, số hộ chiếu; tên và địa chỉ của tổ chức nơi làm việc, vị trí làm việc.
Có thể hiểu giấy phép lao động cho người nước ngoài là một dạng của giấy phép trong đó cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại Việt Nam thẩm định các điều kiện cơ bản của pháp luật Việt Nam đối với từng trường hợp người nước ngoài có nhu cầu làm việc, công tác tại Việt Nam theo quy định của Bộ Luật lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Căn cứ Điều 154 Bộ luật Lao động 2019, các trường hợp không bắt buộc có giấy phép lao động của người lao động nước ngoài quy định như sau:
1. Là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị góp vốn theo quy định của Chính phủ.
2. Là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có giá trị góp vốn theo quy định của Chính phủ.
3. Là Trưởng văn phòng đại diện, dự án hoặc chịu trách nhiệm chính về hoạt động của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
4. Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ.
5. Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được.
6. Là luật sư nước ngoài đã được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của Luật Luật sư.
7. Trường hợp theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
8. Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.
9. Trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, trừ những trường hợp trên, tất cả các trường hợp còn lại bắt buộc phải có giấy phép lao động nước ngoài.
Theo quy định tại Điều 20 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, các trường hợp người lao động nước ngoài bị thu hồi Giấy phép lao động tại Việt Nam quy định như sau:
1. Giấy phép lao động hết hiệu lực theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 156 của Bộ luật Lao động. Cụ thể:
- Giấy phép lao động hết thời hạn
- Nội dung của hợp đồng lao động không đúng với nội dung của giấy phép lao động đã được cấp.
- Làm việc không đúng với nội dung trong giấy phép lao động đã được cấp.
- Hợp đồng trong các lĩnh vực là cơ sở phát sinh giấy phép lao động hết thời hạn hoặc chấm dứt.
- Có văn bản thông báo của phía nước ngoài thôi cử lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
- Doanh nghiệp, tổ chức, đối tác phía Việt Nam hoặc tổ chức nước ngoài tại Việt Nam sử dụng lao động là người nước ngoài chấm dứt hoạt động.
- Giấy phép lao động bị thu hồi.
2. Người sử dụng lao động hoặc người lao động nước ngoài không thực hiện đúng quy định tại Nghị định này.
3. Người lao động nước ngoài trong quá trình làm việc ở Việt Nam không thực hiện đúng pháp luật Việt Nam làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Trên đây là những thông tin xoay quanh giấy phép lao động của người lao động nước ngoài. Để có thể được hỗ trợ cũng như tìm hiểu thông tin, quy định của pháp luật về giấy phép lao động của người lao động nước ngoài, Quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn bởi đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm.
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú - Hãng luật NPLaw
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Căn cứ Điều 11 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép lao động của người lao động nước ngoài là Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Căn cứ Điều 155 Bộ luật Lao động 2019 quy định Thời hạn của giấy phép lao động như sau: “Thời hạn của giấy phép lao động tối đa là 02 năm, trường hợp gia hạn thì chỉ được gia hạn một lần với thời hạn tối đa là 02 năm”.
Như vậy, thời hạn tối đa của giấy phép lao động là 02 năm.
Giấy phép lao động của người lao động nước ngoài sẽ bị thu hồi khi chấm dứt hợp đồng lao động do giấy phép lao động hết hiệu lực theo khoản 2 Điều 156 Bộ luật lao động 2019.
Khi người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, người sử dụng người lao động phải liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để xin cấp giấy phép lao động cho người đó. Một trong các điều kiện để người nước ngoài có thể làm việc tại Việt Nam là phải có giấy phép lao động. Giấy phép lao động là tài liệu cần thiết cho người nước ngoài khi làm các thủ tục liên quan đến xuất cảnh, nhập cảnh vào Việt Nam. Không có giấy phép lao động, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam sẽ bị trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam, người sử dụng lao động này sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.
Các quy định liên quan đến giấy phép lao động của người lao động nước ngoài như sau: