Sau đại dịch Covid 19, Việt Nam đã tận dụng tối đa tiềm năng của mình về mọi mặt để phát triển và lấy đà tăng trưởng trong xuất khẩu hàng hóa. Với sự đổi mới, chủ động trong thị trường quốc tế, Việt Nam đã gặp hái được nhiều thành tựu trong năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2023. Ngay sau đây, hãy cùng ALS tìm hiểu các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Đây là những sản phẩm xuất khẩu chủ lực, đóng góp không nhỏ cho sự phát triển kinh tế chung của cả nước.
Sau đại dịch Covid 19, Việt Nam đã tận dụng tối đa tiềm năng của mình về mọi mặt để phát triển và lấy đà tăng trưởng trong xuất khẩu hàng hóa. Với sự đổi mới, chủ động trong thị trường quốc tế, Việt Nam đã gặp hái được nhiều thành tựu trong năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2023. Ngay sau đây, hãy cùng ALS tìm hiểu các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Đây là những sản phẩm xuất khẩu chủ lực, đóng góp không nhỏ cho sự phát triển kinh tế chung của cả nước.
Đứng vị trí thứ 2 trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam là điện tử, máy tính và linh kiện. Kim ngạch xuất khẩu năm 202 là 55, 24 tỷ USD. Tăng trưởng 8,7 % so với năm 2021. Đây cũng là mặt hàng nhiều năm đứng đầu và chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Các sản phẩm điện tử và máy tính phổ biến như máy tính xách tay, máy tính để bàn, máy tính bảng, máy ảnh kỹ thuật số, thiết bị lưu trữ… Thị trường xuất khẩu chính bao gồm Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU, Hồng Kông, Hàn Quốc, Asean… Với nhiều công tư điện tử lớn đầu tư tại Việt nam như Samsung, LG, Foxconn, LG Display Hải Phòng, Fukang Technology… Cùng với đó là lao động giá rẻ, nguồn nhân lực trình độ cao và chính sách hỗ trợ thu hút đầu tư nước ngoài. Đây sẽ là những điều kiện thuận lợi để mặt hàng này tiếp tục tăng trưởng hơn nữa trong thời gian sắp tới.
Quý I/2023, có 4 mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch trên 5 tỷ USD, chiếm 52,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Hiệp định EVFTA là hiệp đinh thương mại tự do Việt Nam- EU, có hiệu lực 01/08/2020. Nhờ vào việc ký kế thành công hiệp đinh này, xuât khẩu nông sảnKim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản vào châu Âu đã tăng vọt từ con số 3,7 tỷ USD năm 2020 lên 5,59 tỷ USD năm 2021, tăng trưởng tới 51%.
Sau khi áp dụng các ưu đãi từ EVFTA, gạo đã được áp thuế là 0% với hạn ngạch là 80000 tấn/ năm. Đặc biệt, EU sẽ tự do hóa hoàn toàn với gao tấm sau 5 năm. Gạo không phải là thực phẩm chính ở Châu Âu, nhưng vẫn được ưa chuộng, đặc biêt là loại gạo dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Với sự phổ biến cao của thức ăn Châu Á tại các nước EU, xu thế sử dụng gao trong các bữa ăn của người dân nơi này sẽ tăng cao.
Khu vực Châu Âu là thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới với kim ngạch nhập khẩu từ các nược ngoại khối là khoản 30% lượng tiêu thụ toàn cầu. Nhờ EVFTA, đã có 93% dòng thuế xuất khẩu cà phê về 0%. Đây là một cơ hội lớn cho Việt Nam. Các nước Châu Âu là thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam, chiếm gần 34,8% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này.
Theo Cam kết EVFTA, mặt hàng điều chế biến được giảm thuế còn 0%. Năm 2021, xuất khẩu điều sang Châu Âu tăng 15,2% về lượng và 6,2% về trị giá so với năm 2020. Thị trường EU là thị trường xuất khẩu điều lớn thừ hai của Việt Nam( sau Mỹ)
Sau EVFTA, các sản phẩm sản xuất từ cao sư được miễn thuế và được giảm theo kỳ hạn 5 năm. Trong năm 2021, sản lượng xuất khẩu cai su non của VIệt Nam tăng 33,7% về số lượng và 72,6 % về trị giá so với 2020.
94% trong tổng số 547 dòng thuế rau quả và các chế phẩm từ rau quả (trong đó có nhiều sản phẩm là thế mạnh của Việt Nam như: vải, nhãn, chôm chôm, thanh long, dứa, dưa,…) được xóa bỏ ngay khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực. Trong 11 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu rau quả sang EU đạt 173 triệu USD, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm 2020.
Hơn 90% các dòng thuế mặt hàng hồ tiêu sẽ về 0% ngay khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có hiệu lực. Những ưu đãi về thuế quan của EVFTA sẽ mở ra cơ hội cho hồ tiêu Việt tiếp cận thị trường rộng lớn. Trong 11 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu rau quả sang EU đạt 173 triệu USD, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm 2020.
Đọc thêm các bài liên quan:Kênh đào Suez quan trọng như thế nào với xuất nhập khẩu
Đọc thêm: Chuyển phát nhanh quốc tế hỏa tốc Indochina post logistics chuyên tuyến Châu Âu
LIÊN HỆ NGAY VỚI HẢI QUAN VIỆT NAM ĐỂ TRẢI NGHIỆM DỊCH VỤ TỐT NHẤT.
Trong năm 2022, mặt hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác có kim ngạch xuất khẩu đạt 45,72%, tăng 19,3% so với năm 2021. Đây là mặt hàng dự đoán sẽ trở thành mặt hàng chủ lực của Việt Nam. Trong một vài năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng của nhóm hàng này vượt bậc. Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu đạt 38,35 tỷ USD, đã tăng 41% so với năm 2020.
Sáu nhóm hàng hơn 1 tỷ USD sang Mỹ, máy móc phụ tùng dẫn đầu
Quý I, có có 6 nhóm hàng xuất khẩu sang Mỹ đạt kim ngạch từ 1 USD trở lên. Dẫn đầu là, máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng với 3,98 tỷ USD; tiếp đến là: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 3,55 tỷ USD; dệt may với 3,04 tỷ USD, điện thoại và linh kiện đạt 2,34 tỷ USD; giày dép 1,42 tỷ USD; gỗ và sản phẩm gỗ gần 1,4 tỷ USD.
Chiều ngược lại, nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường Mỹ trong quý I đạt hơn 3 tỷ USD, giảm hơn 400 triệu USD, tương đương khoảng 12% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với 598,7 triệu USD; tiếp theo là đậu tương với 230,4 triệu USD; máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng với 186,8 triệu USD; chất dẻo nguyên liệu đạt 184,8 triệu USD; hóa chất đạt 163,6 triệu USD…
Như vậy, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 2 chiều Việt-Mỹ trong quý I đạt 23,8 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất siêu hơn 17,7 tỷ USD.
Source (13/4/2023): https://baodautu.vn/sau-nhom-hang-hon-1--ty-usd-sang-my-may-moc-phu-tung-dan-dau-d187555.html
Một trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam cần nhắc đến đó chính là nhóm hàng dệt may. Năm 2022, kim ngạch xuất khẩu của nó đạt 37,5%, tăng 14,5% so với năm 2021. Đây là mức tăng trưởng được đánh giá ổn định so với những năm trước đó. Năm 2021 tăng 9,8% so với năm 2020 (đạt 32,74 tỷ USD).
Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm dệt may truyền thống, vải, xơ sợi, phụ kiện dệt may. Bên cạnh đó còn có những hàng may mặc thông thường khác như áo len, đồ lót, đồ bảo hộ…
Với tốc độ tăng trưởng ổn định và tập trung phát triển các lợi thế cạnh tranh, nhóm hàng này dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng ổn định trong tương lai.
Về thị trường, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc đang là 3 thị trường có kim ngạch nhập khẩu lớn hàng dệt may Việt Nam tính đến hết tháng 2 năm 2023, chiếm 65,89% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam ra các nước.
Nhóm hàng giày dép là một trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong năm 2022, tăng trưởng 34,8% so với năm 2021. Với tổng kim ngạch đạt 23,93 tỷ USD.
Thị trường xuất khẩu giày dép của Việt Nam rộng lớn, lên đến hơn 150 quốc gia. Thị trường chiếm tỷ trọng cao bao gồm Trung Quốc, Nhật bản, Mỹ, EU và Anh.
Đầu năm 2023 kim ngạch xuất khẩu giày dép đạt trên 2,76 tỷ USD
Kim ngạch xuất khẩu giày dép trong 2 tháng đầu năm 2023 đạt trên 2,76 tỷ USD, giảm 16% so với cùng kỳ năm 2022. Riêng tháng 2/2023 kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này đạt 1,39 tỷ USD, tăng nhẹ 1,9% so với tháng 1/2023 và tăng 3,6% so với tháng 2/2022.
Trong số rất nhiều thị trường xuất khẩu giày dép, thì Mỹ đạt kim ngạch lớn nhất 889,58 riệu USD, chiếm 32,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước, giảm 34,8% so với cùng kỳ năm 2022. Riêng tháng 2/2023 đạt 450,59 triệu USD, tăng 2,6% so với tháng 1/2023 nhưng giảm 19,8% so với tháng 2/2022.
Thị trường Trung Quốc đứng thứ 2 về kim ngạch, đạt trên 285,73 triệu USD, chiếm 10,3%, tăng 13,2%; Riêng tháng 2/2023 đạt 158,83 triệu USD, tăng 25,1% so với tháng 1/2023 và tăng mạnh 38,5% so với tháng 2/2022; Tiếp sau đó là thị trường Nhật Bản chiếm 7,2% trong tổng kim ngạch, đạt 198,15 triệu USD, tăng 38,2% so với cùng kỳ năm 2022.
Source (3/4/2023): https://doanhnghiephoinhap.vn/dau-nam-2023-kim-ngach-xuat-khau-giay-dep-dat-tren-2-76-ty-usd.html
Trong nhiều năm trở lại đây, đặc biệt là năm 2021 và 2022, nhóm hàng gỗ và sản phẩm gỗ có tỷ lệ xuất khẩu tăng trưởng ổn định, mang về doanh thu lớn cho nhiều doanh nghiệp, góp phần tích cực vào tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Kim ngạch xuất khẩu năm 2022 đạt 15,86%, tăng 7,2% so với năm 2021. Trong khi đó, năm 2021 có kim ngạch đạt 14,81 tỷ USD, tăng 19,7% so với năm 2020. Với con số này, nhóm hàng gỗ và sản phẩm gỗ 2 năm liên tiếp đứng thứ 6 trong bảng xếp hạng các mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD của Việt Nam.
Theo thông cáo báo chí của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam vừa công bố cho hay, sau nhiều năm liên tục tăng trưởng nhanh, trong 5 tháng đầu năm 2023 kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 4,7 tỷ USD, giảm gần 30% so với cùng kỳ năm 2022.